SFG2700 2016 ` Dù ¸N ph¸t triÓn c¸c ®« thÞ lo¹i võa tiÓu dù ¸n thµnh phè lµo cai C¸c h¹ng môc bæ sung K Õ h o¹ch p h ¸t t ri Ón d ©n t éc th i Óu sè (EM DP) CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG PHƯƠNG ĐÔNG ORIENT CONSULTANT AND INVESTMENT FOR INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT JSC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA TỈNH LÀO CAI ------***------ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP) Dù ¸N ph¸t triÓn c¸c ®« thÞ lo¹i võa tiÓu dù ¸n thµnh phè lµo cai C¸c h¹ng môc bæ sung ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN LÀO CAI, 2016 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5 ĐỊNH NGHĨA 7 TÓM TẮT 9 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 13 1.1. MÔ TẢ DỰ ÁN 13 1.2. THÔNG TIN CHUNG CỦA TIỂU DỰ ÁN 14 1.3. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ 15 CHƯƠNG II. KHUNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH VỀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 18 2.1. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 18 2.2. CHÍNH SÁCH VỀ NGƯỜI BẢN ĐỊA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (OP 4.10) 19 CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DTTS TRONG KHU VỰC BỊ ẢNH HƯỞNG 21 3.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DÂN TỘC Ở VẠN HÒA 21 3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI DTTS BAH TRONG VÙNG DỰ ÁN 22 CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN 32 4.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN 32 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 35 CHƯƠNG V. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN 39 5.1. MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 39 5.2. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ EMDP 39 5.3. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DTTS 43 CHƯƠNG VI. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐỀ XUẤT CHO NGƯỜI DTTS 44 6.1. NGUYÊN TẮC CHUNG 44 6.2. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO 44 6.3. HOẠT ĐỘNG ĐỀN BÙ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ PHỤC HỒI THU NHẬP 45 6.4. XÂY DỰNG NĂNG LỰC 45 CHƯƠNG VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 46 7.1. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TỈNH (PPMU) 46 7.2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (PPC) 46 OCI - 2016 Page 3 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) 7.3. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ 46 7.4. UBND XÃ (CPC) 46 CHƯƠNG VIII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 47 CHƯƠNG IX. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 49 CHƯƠNG X. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 50 CHƯƠNG XI. NGÂN SÁCH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA EMDP 51 CÁC PHỤ LỤC: 54 OCI - 2016 Page 4 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BAH Bị ảnh hưởng UBND Ủy ban Nhân dân DTTS Dân tộc thiểu số NHTG (WB) World Bank BQLDA Ban Quản lý dự án TĐC Tái định cư USD Đô la Mỹ VND đồng m2 Mét vuông Ha Héc ta OCI - 2016 Page 5 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) ĐỊNH NGHĨA Tác động dự án Là những tác động tích cực và tiêu cực bởi mọi hạng mục của dự án đối với người DTTS. Các tác động tích cực bao gồm cải thiện môi trường sống và lối sống, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao lưu và trao đổi văn hóa, nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cũng như chất lượng giao thông nội bộ và liên vùng. Tác động của dự án cũng có thể là bất kỳ hệ quả tiêu cực nào liên quan trực tiếp tới việc thu hồi đất hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực được lựa chọn hợp pháp hoặc khu vực được bảo tồn. Những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thu hồi đất có thể bị mất nhà, đất trồng trọt, chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc các sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có thể mất quyền sở hữu, quyền cư trú, hoặc các quyền sử dụng do thu hồi đất hay hạn chế tiếp cận. Người bị ảnh hưởng Những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hay cơ sở (BAH) kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất và các tài sản khác một cách bắt buộc do dự án mà Ngân hàng Thế giới tài trợ, dẫn đến (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập hay những phương tiện sinh kế, cho dù người bị ảnh hưởng có phải di chuyển tới nơi khác hay không. Ngoài ra, người bị ảnh hưởng là người có sinh kế bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi việc hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp cận các khu vực được chọn hợp pháp và các khu vực được bảo vệ. Người bị ảnh hưởng cũng có thể bị hạn chế các mối liên kết theo dòng họ hay dân tộc, dẫn đến việc suy yếu cố kết cộng đồng, suy giảm bản sắc văn hóa. Người bản địa Tương đương với khái niệm người dân tộc thiểu số tại Việt Nam và cập tới một nhóm người riêng biệt, dễ bị tổn thương, có đặc điểm xã hội và văn hóa riêng, mang trong mình những đặc tính sau đây, ở OCI - 2016 Page 6 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) nhiều cấp độ khác nhau: (i) tự xác định như là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và đặc tính này được công nhận bởi các nhóm văn hóa khác; (ii) sống thành nhóm gắn với những điểm cư trú riêng biệt về mặt địa lý hoặc trên những vùng đất do ông bà, tổ tiên để lại trong khu vực dự án và sống gắn bó với các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực cư trú và lãnh thổ đó; (iii) các thể chế về văn hóa, xã hội, kinh tế, và chính trị theo tập tục riêng biệt so với những thể chế tương tự của xã hội và nền văn hóa thống lĩnh; và (iv) một ngôn ngữ bản địa riêng, thường khác với ngôn ngữ chính thống của quốc gia hoặc vùng. Các nhóm dễ bị tổn Được xác định là những người do đặc điểm giới thương tính, dân tộc, tuổi tác, khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, bất lợi về kinh tế hoặc địa vị xã hội, bị ảnh hưởng nặng nề hơn về tái định cư so với cộng đồng dân cư khác và những người bị giới hạn do khả năng của họ yêu cầu được hỗ trợ để phát triển lợi ích của họ từ dự án, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ có khẩu ăn theo (không có chồng, mất chồng, chồng không còn khả năng lao động); (ii) người khuyết tật (không còn khả năng lao động), người già không nơi nương tựa; (iii) hộ nghèo; (iv) người không có đất đai; và (v) người dân tộc thiểu số. Tham vấn trước, Tham vấn trước, cung cấp đầy đủ thông tin và tự cung cấp đầy đủ do tham gia với người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng nghĩa là quá trình ra quyết định phù hợp với thông tin và tự do văn hóa để có kết quả tham vấn ý nghĩa, tin cậy và tham gia người tham gia được thông báo về việc chuẩn bị và OCI - 2016 Page 7 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) thực hiện dự án. Như vậy sẽ không tạo ra sự bất bình từ các cá nhân hoặc nhóm người. Gắn kết theo tập thể nói về sự có mặt ở đó và gắn bó về kinh tế với mảnh đất và vùng lãnh thổ mà họ có và được truyền lại từ nhiều đời, hoặc họ sử dụng hay chiếm hữu theo phong tục, tập quán của nhiều thế hệ của nhóm người DTTS đang đề cập tới, bao gồm cả các khu vực có ý nghĩa đặc biệt, ví dụ như các khu vực tâm linh, linh thiêng. “Gắn kết theo tập thể” còn hàm chỉ tới sự gắn kết của các nhóm người DTTS hay di chuyển/ di cư/ đối với vùng đất mà họ sử dụng theo mùa hay theo chu kì. Các quyền về đất và nói tới các mẫu hình sử dụng đất và tài nguyên lâu nguồn tài nguyên dài của cộng đồng theo phong tục, giá trị, tập quán, và truyền thống của người dân tộc thiểu số, bao theo phong tục, tập gồm cả việc sử dụng theo mùa hay theo chu kì, hơn quán là các quyền hợp pháp chính thức đối với đất và tài nguyên do Nhà nước ban hành. OCI - 2016 Page 8 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) TÓM TẮT Giới thiệu Trong khi dân số tại các thành phố ở Việt Nam tăng rất nhanh, việc cung cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường đô thị lại không bắt kịp tiến trình đô thị hóa. Điều này có tác động không nhỏ đối với điều kiện sống của cư dân đô thị và cản trở sự phát triển kinh tế của các thành phố. Bên cạnh đó, người dân sống trong các thành phố đối mặt với khó khăn tìm cơ hội cải thiện thu nhập do thiếu hệ thống đường kết nối. Nhà nước và Chính phủ Việt Nam ở các cấp hiện đang rất nỗ lực giải quyết những thách thức của quá trình đô thị hóa. Dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam (MCDP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dự án tại văn bản số 602/TTg-QHQT ngày 16/4/2010. Ngày 12/01/2012, Hiệp định tín dụng số 5031-VN được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB). Dự án sử dụng vốn vay IDA của WB và vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh/vốn hỗ trợ từ trung ương. Mục tiêu phát triển của Dự án là nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ hạ tầng đô thị được cải thiện tại thành phố Lào Cai, thành phố Phủ Lý và thành phố Vinh một cách bền vững và hiệu quả. Dự án MCDP bao gồm 4 hợp phần: (1) Nâng cấp hạ tầng cơ bản và cải thiện dịch vụ; (2) Cấp nước và vệ sinh môi trường; (3) Cầu và đường đô thị; (4) Hỗ trợ quản lý dự án và hỗ trợ kỹ thuật. Thực hiện từ năm 2012, dự án đang đi đúng lộ trình trong việc từng bước đạt được các chỉ số mục tiêu phát triển dự án. Đến nay, Dự án đã từng bước đạt các chỉ tiêu đặt ra, có đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế xã hội tại các thành phố được chọn. Để đẩy mạnh hiệu quả đầu tư, Ngân hàng Thế giới đã đồng ý về mặt chủ trương để tỉnh Lào Cai được nghiên cứu đề xuất bổ sung vốn. Do đó, tiểu dự án Lào Cai – Các hạng mục bổ sung được xây dựng. Tiểu Dự án tiếp tục các hợp phần như trong Dự án gốc. Trong khu vực dự án, có sự hiện diện của các nhóm dân tộc thiểu số ở xã Vạn Hòa. Nơi này sẽ được đầu tư với hợp phần I của dự án có tên là Nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và cải tiến dịch vụ (cấp nước, điện, thoát và thu gom nước thải, tái tạo đường địa phương và chiếu sáng) để nâng cao điều kiện sống cho người dân địa phương và cải thiện vệ sinh môi trường. Do đó, Kế hoạch Dân tộc thiểu số được phát triển cho các cộng đồng DTTS ở xã Vạn Hòa. Mục tiêu của Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số Như đã nói trên, Hợp phần I dự kiến đầu tư ở xã Vạn Hòa sẽ có tác động đến cư dân Vạn Hòa, bao gồm các nhóm DTTS sống trong xã. Thực tế, các nhóm DTTS ở đây không hội đủ các tiêu chí căn bản như quy định trong OP 4.10. Người DTTS ở Vạn Hòa, chủ yếu là dân di cư tới đây từ những năm 1980 và sống xen kẽ với người OCI - 2016 Page 9 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Kinh cũng như với người của các DT khác nhau, không gắn với những vùng đất hay khu rừng cụ thể thừa kế từ tổ tiên, không duy trì thể chế văn hóa, chính trị và xã hội riêng, không sống quần tụ theo dòng họ hay dân tộc, và sử dụng tiếng Việt trong hầu hết các sinh hoạt và đời sống xã hội thường ngày. Điểm duy nhất thỏa mãn tiêu chí của OP 4.10 là họ được chính quyền và người thuộc dân tộc đa số chính thức nhìn nhận là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, so với người Kinh, người DTTS ở đây có mức thu nhập thấp hơn, có sự hạn chế về kĩ năng lao động và học vấn, thường sinh nhiều con cái hơn, do đó có thể cần nhiều hơn sự hỗ trợ so với người Kinh. Hơn nữa, một số hộ gia đình DTTS bị ảnh hưởng sẽ phải di dời do bị thu hồi đất ở và một số hộ sẽ bị ảnh hưởng về thu nhập khi bị thu hồi một phần đất nông nghiệp. Vì thế, Báo cáo này được chuẩn bị để đáp ứng các đòi hỏi của OP/BP 4.10 nhằm giành được sự ủng hộ rộng rãi của người dân, giảm thiểu tác động bất lợi, và mang lại các lợi ích phù hợp với văn hóa của người DTTS trong vùng dự án cũng như đảm bảo sự tham gia đầy đủ của họ và quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Người DTTS trong khu vực đầu tư xây dựng đường của Tiểu dự án sinh sống chủ yếu là các dân tộc Dao, Giáy, Tày, và Nùng, trong đó tỉ lệ người dân tộc Dao cao nhất trong 4 thôn bị ảnh hưởng trực tiếp (Cánh Chín, Giang Đông, Giang Đông 2 và Cánh Đông), và chiếm 6,66% toàn dân số xã (277 trên tổng số 4,155). Có 158 hộ DTTS với 550 người, chiếm khoảng 13% dân số toàn xã. Trong đó DTTS sống tập trung chủ yếu ở 4 thôn bị ảnh hưởng trực tiếp, chiếm 20% tổng số dân của 4 thôn. Có 18 hộ DTTS BAH do bị thu hồi đất ở và/hoặc đất nông nghiệp bởi hợp phần I. Trong số 9 hộ bị ảnh hưởng về đất ở, có 5 hộ phải tái định cư do mất phần lớn đất ở. - Các tác động của Hợp phần I thuộc tiểu dự án. Việc làm đường có tác động tích cực đến người dân. Hoạt động xây dựng 09 tuyến đường chạy qua 4 thôn Cánh Chín, Giang Đông, Giang Đông 2 và Cánh Đông thuộc xã Vạn Hòa sẽ cải thiện khả năng tham gia giao thông, nâng cao chất lượng giao thông, đẩy mạnh tính kết nối nội bộ và liên xã, vùng, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực 04 thôn nói riêng, của Vạn Hòa nói chung. Những lợi ích này cũng sẽ được chia sẻ bởi cộng đồng DTTS. Công trình làm đường cũng có những tác động tiêu cực đến người dân. Việc xây dựng 09 tuyến đường khiến một số hộ gia đình DTTS phải di dời và thực hiện tái định cư. Việc thay đổi nơi định cư có ảnh hưởng đến tính cố kết cộng đồng theo dân tộc, và ảnh hưởng đến sinh kế hằng ngày vốn gắn liền với đất. Việc mất một phần đất nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến người DTTS. Việc hiện diện người lạ tại địa bàn do hoạt động đầu tư xây dựng cũng có ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân, hay các tác động có thể phát sinh trong quá trình thi công như tai nạn giao thông, xung đột giữa công nhân và người địa phương, hoặc các tệ nạn xã hội như cờ bạc hoặc rượu chè. OCI - 2016 Page 10 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) - Mục tiêu chung của Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP)1 là (i) nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người DTTS cho dự án; (ii) giảm thiểu và giảm nhẹ những tác động bởi hoạt động của dự án đến đời sống của người dân tộc thiểu số (DTTS) trong khu vực bị ảnh hưởng; (iii) đảm bảo rằng quá trình phát triển phải thúc đẩy sự tôn trọng đầy đủ về nhân phẩm, quyền con người và văn hóa của các dân tộc thiểu số trong khu vực bị ảnh hưởng, những nhu cầu phát triển và nguyện vọng của người DTTS sẽ được lưu ý; và (iv) đảm bảo DTTS sẽ tham gia và hưởng lợi từ những đầu tư của dự án phù hợp với văn hóa của họ. Kế hoạch Phát triển DTTS này được chuẩn bị nhằm đảm bảo rằng các lợi ích của dự án sẽ dẫn tới gia tăng năng suất nông nghiệp, chuyển đổi việc làm. Kế hoạch này nhằm đảm bảo rằng người DTTS sẽ được cung cấp các hình thức đào tạo cần thiết, các hình thức hỗ trợ bổ sung khi phải tái định cư, và là mục tiêu của các hoạt động thông tin và tuyên truyền của Dự án như nâng cao nhận thức của người dân về các tệ nạn xã hội, về an toàn giao thông tiềm ẩn trong quá trình xây dựng. - Các biện pháp giảm thiểu: Các biện pháp này nhằm hướng dẫn người DTTS bị ảnh hưởng lựa chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng phù hợp với tiến độ thi công; nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn giao thông và phòng tránh tệ nạn xã hội trong giai đoạn thi công; đảm bảo nhà thầu có những biện pháp vận chuyển vật liệu an toàn và khôi phục các công trình hạ tầng bị ảnh hưởng trở lại hiện trạng ban đầu. Tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin Thông tin liên quan đến tiểu dự án đã được cung cấp trước đối với những cộng đồng DTTS. Chuyên gia tham vấn đã kết hợp chặt chẽ với BQLDA tiến hành tham vấn cộng đồng theo tiêu chí công khai và dân chủ vào tháng 7-8 năm 2016 qua các cuộc họp với các cộng đồng DTTS sống trong vùng BAH của Tiểu dự án. Tham vấn nhằm đánh giá tác động đến người DTTS kể cả đến sinh kế và xác định các hoạt động/biện pháp giảm thiểu và bồi thường để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Kết quả đánh giá được kết hợp trong EMDP. Quá trình tham vấn và công bố thông tin sẽ được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện dự án. Các cộng đồng DTTS trong khu vực bị ảnh hưởng đã khẳng định sự ủng hộ đối với việc thực hiện dự án. Các giải pháp về quyền lợi 1 . Trong tài liệu này, Người bản địa được gọi thay thế là Dân tộc Thiểu số. Do đó, EMDP đề cập đến Kế hoạch Người bản địa (IPP) theo quy định trong chính sách OP 4.10 của NHTG. OCI - 2016 Page 11 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Các hoạt động này được đề xuất nhằm đảm bảo quyền lợi của người DTTS từ dự án. Các hoạt động này cần thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh doanh, các khóa đào tạo sẽ được thiết kế để người DTTS có thể (i) tiếp cận và nội dung khóa đào tạo phải phù hợp về mặt văn hóa đối với cộng đồng DTTS; và (ii) hỗ trợ phụ nữ tham gia để đạt ít nhất 30% số người tham gia. Ngân sách và chi phí Các chi phí cơ bản của EMDP được ước tính là 170,500,000 VNĐ, tương đương 7,487 USD (tỉ giá quy đổi 22,800 VND = 1 USD). Các chi phí bồi thường và hỗ trợ do việc thu hồi đất, kinh phí cho đào tạo nghề, tham vấn cộng đồng... đã bao gồm trong chi phí bồi thường và tái định cư như mô tả trong Báo cáo Tái định cư của Dự án. OCI - 2016 Page 12 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 1.1. MÔ TẢ DỰ ÁN Bối cảnh dự án: Trong khi dân số ở các thành phố ở Việt Nam tăng nhanh, việc cung cấp hạ tầng cơ sở, đặc biệt là đường xa, đã không theo kịp quá trình đô thị hóa. Điều này gây ảnh hưởng không có lợi đối với điều kiện sống của cư dân đô thị và cản trở phát triển kinh tế ở các thành phố. Bên cạnh đó, người dân sống trong các thành phố đang phải đối mặt với việc khó tìm cơ hội để gia tăng thu nhập do thiếu các tuyến đường kết nối. Dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam (MCDP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dự án tại văn bản số: 602/TTg-QHQT ngày 16/4/2010. Ngày 12/01/2012, Hiệp định tín dụng số 5031-VN được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB). Dự án sử dụng vốn vay IDA của WB và vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh/vốn hỗ trợ từ trung ương. Mục tiêu phát triển của dự án là gia tăng sự tiếp cận đối với các dịch vụ hạ tầng cơ sở đô thị đã được cải thiện ở Lào Cai, Phủ Lý, và Vinh theo tiêu chí bền vững và hiệu quả. Khái quát về Dự án gốc: Dự án MCDP được thực hiện tại ba thành phố trực thuộc tỉnh là Phủ Lý (Hà Nam), Lào Cai (Lào Cai) và Vinh (Nghệ An); bao gồm 4 hợp phần: (1) Nâng cấp hạ tầng cơ bản và cải thiện dịch vụ; (2) Cấp nước và vệ sinh môi trường; (3) Cầu và đường đô thị; (4) Hỗ trợ quản lý dự án và hỗ trợ kỹ thuật. Thực hiện từ năm 2012, dự án đang đi đúng lộ trình trong việc từng bước đạt được các chỉ số Mục tiêu phát triển dự án. Các hạng mục đã và đang đầu tư thuộc dự án gốc đều phát huy hiệu quả kinh tế rất lớn, nâng cao điều kiện sống người dân, tạo động lực phát triển hạ tầng, cải thiện bộ mặt đô thị, từng bước đưa đô thị ngày càng văn minh, sạch đẹp, phát triển bền vững. Tuy nhiên, do thiếu hụt nguồn vốn IDA một số hạng mục đầu tư quan trọng của Phủ Lý và Lào Cai không được thực hiện ở dự án gốc, nguy cơ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của dự án. Ngoài ra, do phân bổ tại dự án gốc nguồn vốn còn hạn chế nên một số hạng mục cấp thiết của Lào Cai và Phủ Lý đã không được đưa vào dự án gốc. Lào Cai và Phủ Lý đề xuất bổ sung vốn IDA để bù đắp khoản thâm hụt tỉ giá và nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án thông qua việc đầu tư thêm một số hạng mục cần thiết. Phủ Lý và Lào Cai đề nghị Ngân hàng thế giới tiếp tục tài trợ vốn đầu tư bổ sung để thực hiện các nội dung này. OCI - 2016 Page 13 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Ngân hàng Thế giới đã đồng ý về mặt chủ trương để tỉnh Hà Nam và Lào Cai được nghiên cứu đề xuất bổ sung vốn cho những hạng mục đầu tư bổ sung trong giai đoạn 2017-2019. 1.2. THÔNG TIN CHUNG CỦA TIỂU DỰ ÁN Tiểu dự án Lào Cai: Các hạng mục bổ sung có tổng vốn đầu tư dự tính là 36,1 triệu USD, gồm vốn vay Ngân hàng thế giới (IDA và IBRD) và vốn đối ứng. Nguồn cung cấp vốn đối ứng: Tỉnh Lào Cai là địa phương thuộc diện Ngân sách Trung ương bổ sung trong cân đối 70%. Căn cứ các quy định tại mục 2 phần IV về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lào Cai đề nghị được Trung ương hỗ trợ 70% tổng mức vốn đối ứng cho phần vốn vay IDA; Đối với vốn đối ứng cho phần vốn vay lại IBRD, tỉnh sẽ tự cân đối bố trí từ nguồn Ngân sách địa phương. Tiểu Dự án sẽ được thực hiện tại thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai. Phạm vi bao gồm: (1) Xã Vạn Hòa của Lào Cai, (2) Phố Mới, (3) Duyên Hải, (4) Cốc Lếu, (5) Kim Tân, (6) Bình Minh, (7) Bắc Cường, (8) Nam Cường, (9) Bắc Lệnh, và (10) Pom Hán. Dự án bao gồm 04 Hợp phần – tương ứng với các hợp phần của Dự án gốc, như sau:  Hợp phần 1: Nâng cấp hạ tầng cơ bản và cải thiện dịch vụ;  Hợp phần 2: Cải thiện vệ sinh môi trường;  Hợp phần 3: Cầu và đường đô thị;  Hợp phần 4: Quản lý dự án và hỗ trợ kỹ thuật. Các nội dung đề xuất của Hợp phần 1 bao gồm: - Nâng cấp, cải thiện dịch vụ cơ sở hạ tầng tại những khu vực cộng đồng dân cư thuộc nhóm 40% dân số có thu nhập thấp nhất. Giảm khoảng cách về điều kiện cơ sở hạ tầng so với các khu vực dân cư phát triển khác của thành phố. - Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho khu đô thị Vạn Hòa, thành phố Lào Cai nhằm đảm bảo ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị của người dân, phục vụ cho công tác quản lý đô thị được đồng bộ, ổn định và phát triển bền vững. Chi tiết của các hạng mục đầu tư bao gồm: - Cải tạo và xây dựng 09 tuyến đường giao thông chính trong khu vực dự án với tổng chiều dài là L = 6,141 m; Các tuyến đường được thiết kế với môđuyl đàn hồi OCI - 2016 Page 14 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) yêu cầu là Eyc ≥ 110Mpa; Kết cấu áo đường dự kiến gồm các lớp như sau: Bê tông Aspahlt, cấp phối đá dăm loại I; Cấp phối đá dăm loại II; Đất nền đầm chặt;... - Xây dựng hệ thống cống chung thoát nước mưa và nước thải. - Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước sạch, cấp điện, chiếu sáng và trồng cây xanh trên 9 tuyến đường thuộc dự án. Ngoài các tác động tích cực và tiêu cực như đã nêu ở trên, việc xây dựng 09 tuyến đường sẽ liên quan đến thu hồi đất và tái định cư. Việc xây dựng các tuyến đường này ảnh hưởng tới cư dân Vạn Hòa, một số hộ gia đình sẽ bị thu hồi hoàn toàn diện tích đất ở, trong đó có người Dân tộc thiểu số. Do đó, báo cáo Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) này được lập ra để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ thu hồi đất đối với người DTTS bên cạnh các tác động khác. 1.3. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ Việc xây dựng các tuyến đường nói trên ảnh hưởng tới cư dân Vạn Hòa, và kết quả sàng lọc cho thấy trong khu vực bị ảnh hưởng của Tiểu dự án có hiện diện người dân tộc thiểu số tuy không có đầy đủ các tiêu chí như được xác định trong Chính sách OP 4.10 của NHTG. Cụ thể, người DTTS trong khu vực Tiểu dự án sinh sống và tập trung chủ yếu ở 4 thôn bị ảnh hưởng, chủ yếu là các dân tộc Dao, Giáy, Tày, và Nùng, trong đó tỉ lệ người dân tộc Dao cao nhất trong 4 thôn và chiếm 6,66% toàn dân số xã (227/4,155). Xem Bảng 1 để thấy thêm các chi tiết về số nhóm DTTS sống trong xã. Có 158 hộ DTTS với 550 người, chiếm 13% dân số toàn xã. Theo OP 4.10, khái niệm người bản địa có thể áp dụng một phần với người DTTS ở Vạn Hòa. OP 4.10 nêu ra 4 tiêu chí căn bản để xác định người bản địa như sau: (i) có thể được xem tự xác định như là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và đặc tính này được công nhận bởi các nhóm văn hóa khác; (ii) sống thành nhóm gắn với những điểm cư trú riêng biệt về mặt địa lý hoặc trên những vùng đất do ông bà, tổ tiên để lại trong khu vực dự án và sống gắn bó với các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực cư trú và lãnh thổ đó; (iii) các thể chế về văn hóa, xã hội, kinh tế, và chính trị theo tập tục riêng biệt so với những thể chế tương tự của xã hội và nền văn hóa thống lĩnh; và (iv) một ngôn ngữ bản địa riêng, thường khác với ngôn ngữ chính thống của quốc gia hoặc vùng. Xét 4 tiêu chí này, người DTTS ở Vạn Hòa chủ yếu chỉ thỏa mãn tiêu chí (i) do họ được chính quyền công nhận chính thức và được người Kinh nhìn nhận là người DTTS. Ngoài ra, các tiêu chí (ii), (iii), và (iv) không được thỏa mãn, do người DTTS OCI - 2016 Page 15 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) ở đây không sống quần tụ và gắn với vùng đất hay khu rừng do tổ tiên để lại. Họ là những người di cư xuống Vạn Hòa chỉ từ sau năm 1980. Họ sống xen kẽ với các dân tộc khác, không duy trì văn hóa riêng như lễ hội, trang phục, lối sống. Không có đặc thù trong hoạt động kinh tế của họ so với người thuộc dân tộc đa số. Họ cũng không dùng ngôn ngữ riêng mà dùng tiếng Việt phổ thông trong mọi giao tiếp xã hội. Dù sao, khảo sát cho thấy người DTTS ở Vạn Hòa có mức thu nhập trung bình thấp hơn so với dân tộc đa số do có những hạn chế về trình độ học vấn và kĩ năng lao động, cũng như thường có xu hướng sinh nhiều con. Do đó, họ sẽ cần nhiều sự hỗ trợ hơn so với người Kinh. Về các tác động của Hợp phần I thuộc Tiểu dự án, có những tác động tích cực đến người dân. Hoạt động xây dựng 09 tuyến đường chạy qua 4 thôn Cánh Chín, Giang Đông, Giang Đông 2 và Cánh Đông thuộc xã Vạn Hòa sẽ cải thiện khả năng tham gia giao thông, nâng cao chất lượng giao thông, đẩy mạnh tính kết nối nội bộ và liên xã, vùng, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực 04 thôn nói riêng, của Vạn Hòa nói chung. Những lợi ích này cũng sẽ được chia sẻ bởi cộng đồng DTTS. Hợp phần I cũng có những tác động trái chiều đến người dân DTTS trong xã. Việc xây dựng 09 tuyến đường khiến một số hộ gia đình DTTS phải di dời và thực hiện tái định cư. Việc thay đổi nơi định cư có ảnh hưởng đến tính cố kết cộng đồng theo dân tộc, và ảnh hưởng đến sinh kế hằng ngày vốn gắn liền với đất. Việc mất một phần đất nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến người DTTS. Việc hiện diện người lạ tại địa bàn do hoạt động đầu tư xây dựng cũng có ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân. Ngoài ra, các hoạt động xây dựng công trình có một số tác động tiềm ẩn khác, như nguy cơ xảy ra xung đột giữa công nhân và người dân địa phương, nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, hoặc tai nạn khi tham gia giao thông. - Mục tiêu chung của Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP)2 là (i) nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người DTTS; (ii) giảm thiểu và giảm nhẹ những tác động bởi hoạt động của dự án đến đời sống của người dân tộc thiểu số (DTTS) trong khu vực bị ảnh hưởng; (iii) đảm bảo rằng quá trình phát triển phải thúc đẩy sự tôn trọng đầy đủ về nhân phẩm, quyền con người và văn hóa của các dân tộc thiểu số trong khu vực bị ảnh hưởng, những nhu cầu phát triển và nguyện vọng của người DTTS sẽ được lưu ý; và (iv) đảm bảo DTTS sẽ tham gia và hưởng lợi từ những đầu tư của dự án phù hợp với văn hóa của họ. 2 . Trong tài liệu này, Người bản địa được gọi thay thế là Dân tộc Thiểu số. Vì thế EMDP đề cập đến Kế hoạch Người bản địa (IPP) theo quy định trong chính sách OP 4.10 của NHTG. OCI - 2016 Page 16 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Kế hoạch Phát triển DTTS này được chuẩn bị nhằm đảm bảo rằng các lợi ích của Tiểu dự án sẽ dẫn tới gia tăng năng suất nông nghiệp, hạn chế các tác động tiêu cực. Kế hoạch này nhằm đảm bảo rằng người DTTS sẽ được cung cấp các hình thức đào tạo cần thiết, các hình thức hỗ trợ bổ sung khi phải tái định cư, và là mục tiêu của các hoạt động thông tin và tuyên truyền của Dự án như nâng cao nhận thức của người dân về các tệ nạn xã hội, về an toàn giao thông tiềm ẩn trong quá trình xây dựng. - Các biện pháp giảm thiểu: Các biện pháp này nhằm hướng dẫn người DTTS bị ảnh hưởng lựa chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng phù hợp với tiến độ thi công; nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn giao thông và phòng tránh tệ nạn xã hội trong giai đoạn thi công; đảm bảo nhà thầu có những biện pháp vận chuyển vật liệu an toàn và khôi phục các công trình hạ tầng bị ảnh hưởng trở lại hiện trạng ban đầu. OCI - 2016 Page 17 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG II. KHUNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH VỀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 2.1. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận quyền của người DTTS trong Hiến pháp của mình. Điều 5 của Hiến pháp 2013 quy định: “1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đặc biệt kêu gọi sự chú ý đến đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương trình trực tiếp hướng tới đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm Chương trình 135 (cơ sở hạ tầng tại các khu vực nghèo và vùng sâu, vùng xa) và Chương trình 134 (xóa nhà chất lượng kém). Một chính sách về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Khung pháp lý đã được cập nhật với một số tài liệu liên quan đến quy hoạch vùng, Chương trình 135 giai đoạn II; quản lý đất đai và bồi thường; Chương trình 135 giai đoạn III 2016-2020. Một số tài liệu tham khảo văn bản quy phạm pháp luật: - Nghị định 82/2010/ND-CP của chính phủ, ngày 20 Tháng Bảy, 2010 Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; - Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4 tháng 1 năm 2011 Về công tác dân tộc. Nghị định quy định các hoạt động về công tác dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; OCI - 2016 Page 18 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) - Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của chính phủ, ngày 27 tháng 12 năm về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; - Quyết định số 01/2007/QD-UBDT ngày 31 tháng năm 2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính; - Quyết định số 05/2007/QD-UBDT ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; - Quyết định số 06/2007/QD-UBDT ngày 12 tháng năm 2007 của Ủy ban Dân tộc về việc ban hành Chiến lược truyền thông Chương trình 135 giai đoạn II; - Nghị định số 59/1998/ND-CP ngày 13 tháng Tám năm 1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi. - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2013; 2.2. CHÍNH SÁCH VỀ NGƯỜI BẢN ĐỊA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (OP 4.10) Mục tiêu chính sách OP 4.10 của NHTG nhằm hạn chế những yếu tố ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới người dân bản địa và tăng cường các hoạt động nhằm mang lại lợi ích và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của họ. NHTG yêu cầu dự án phải cung cấp đầy đủ thông tin tới người dân bản địa (ở đây được hiểu là dân tộc thiểu số - DTTS) và đảm bảo họ tự do tham gia, đồng thời dự án phải được phần lớn người DTTS bị ảnh hưởng bởi dự án ủng hộ. Dự án được thiết kế phải đảm bảo rằng người DTTS không phải chịu những tác động xấu của quá trình phát triển, đặc biệt là những tác động của các dự án do NHTG tài trợ, và đảm bảo rằng họ sẽ được thụ thưởng những lợi ích kinh tế, xã hội và những lợi ích này phù hợp với văn hóa của họ. Chính sách định nghĩa DTTS có thể được xác định trong các khu vực địa lý đặc biệt bởi sự hiện diện về mức độ khác nhau của các đặc điểm sau: (a) Tự gắn bó chặt chẽ như các thành viên của nhóm văn hóa bản địa khác biệt và được các nhóm người khác thừa nhận về đặc điểm này; (b) Sống gắn bó tập trung tại môi trường khác biệt về địa lý hoặc vùng lãnh thổ do tổ tiên để lại trong khu vực có dự án và gần với thiên nhiên tại môi trường sống và lãnh thổ đó; (c) Thể chế văn hóa, kinh tế, xã hội hoặc chính trị mang tính phong tục khác biệt so với những đặc điểm đó của văn hóa, xã hội chiếm đa số; và OCI - 2016 Page 19 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) (d) Ngôn ngữ bản địa thường khác so với ngôn ngữ chính thống của vùng hoặc nước đó. Là một điều kiện tiên quyết để phê duyệt dự án đầu tư, OP 4.10 yêu cầu khách hàng vay thực thiện tham vấn và công bố thông tin với các dân tộc thiểu số có thể bị tác động và thiết lập một mô hình hỗ trợ cộng đồng rộng lớn cho các dự án và mục tiêu của nó. Điều quan trọng cần lưu ý rằng OP 4.10 đề cập đến nhóm xã hội và cộng đồng, không cho các cá nhân. Trong bối cảnh của Dự án, các nhóm DTTS trong khu vực dự án có khả năng nhận được những lợi ích lâu dài thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản, quy hoạch tổng hợp, và xây dựng năng lực, nhưng họ có thể bị ảnh hưởng xấu do thu hồi đất và /hoặc di dời cũng như có một số tác động trong qua trình thi công, xây dựng. Chính sách cụ thể và kế hoạch hành động để giảm thiểu các tác động tiềm tàng do thu hồi đất và tái định cư sẽ được giải quyết thông qua việc chuẩn bị Kế hoạch Tái định cư (RP) của Dự án. EMDP giúp giảm thiểu các tác động khác của Dự án bên cạnh tác động của thu hồi đất. OCI - 2016 Page 20 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DTTS TRONG KHU VỰC BỊ ẢNH HƯỞNG 3.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DÂN TỘC Ở VẠN HÒA Lào Cai là một tỉnh thuộc vùng núi biên giới phía Bắc với 29 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống (bao gồm: Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ Me, Hoa, Nùng, Hmong, Dao, San Chay, Xô Đăng, Sán Dìu, Hrê, Mnông, Thổ, Khơ Mú, Cơ Tu, Giáy, Phù Lá, Ca Đông, Giẻ Triêng, Chơ Ro, Hà Nhì, Lào, La Chí, Kháng, Lự, Xá Phó, và Bố Y). Tỷ lệ phần trăm của người DTTS tại thành phố Lào Cai chiếm 22,9% (theo Thống kê của thành phố Lào Cai, 19/1/2011). Thành phố Lào Cai được thành lập năm 2000, với diện tích 229,67 km2 chiếm khoảng 3,6% diện tích của cả tỉnh. Xã Vạn Hòa nằm ở phía Đông-Nam thành phố Lào Cai. Cách trung tâm thành phố 7km về phía Đông, xã Vạn Hòa phía Bắc giáp phường Phố Mới; phía Nam và phía Tây giáp sông Hồng; phía Đông giáp xã Thái Niên - huyện Bảo Thắng. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2,032ha, với 1,437 hộ, 4,155 nhân khẩu, được chia thành 11 thôn. Xã đã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2014. Theo Báo cáo Tổng kết Kinh tế-xã hội năm 2015 của UBND xã Vạn Hòa, xã còn 14 hộ nghèo và 08 hộ cận nghèo. Về địa hình, phía Tây Nam của xã Vạn Hòa có địa hình khá bằng phẳng, đồi núi thấp, giáp sông Hồng, đất đai phì nhiêu mầu mỡ, phù hợp cho phát triển cây nông nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển vùng rau chuyên canh sản xuất theo hướng an toàn. Tuy nhiên, hàng năm dải đất ven sông Hồng chịu ảnh hưởng nhiều của mưa lũ gây sạt lở mất nhiều diện tích đất nông nghiệp. Phía Đông Bắc có địa hình đồi núi cao phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả… Trong những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp, nhằm tạo ra vành đai thực phẩm thịt, rau, hoa quả cung cấp cho nhu cầu của thành phố, đời sống của nhân dân các dân tộc xã Vạn Hoà đã từng bước được nâng lên. Mức thu nhập bình quân đầu người ước tính vào năm 2014 đạt từ 20-25 triệu đồng/năm. Hiện nay, tại xã có 10 dân tộc cùng sinh sống, tỉ lệ người dân tộc thiểu số trong xã được chi tiết như trong bảng sau: OCI - 2016 Page 21 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Bảng 1: Số lượng và dân số các dân tộc tại xã Vạn Hòa STT Dân tộc Số hộ Dân số Tỉ lệ 1 Kinh 1,279 3605 86,76% 2 Dao 70 277 6,66% 3 Giáy 46 120 2,88% 4 Tày 24 84 2,02% 5 Nùng 11 36 0,86% 6 Mường 2 15 0,36% 7 Hoa 2 4 0,09% 8 Thái 1 5 0,12% 9 Xá Phó 1 4 0,09% 10 Mông 1 5 0,12% Tổng số 1437 4155 100 (nữ 2034; nam 2121) Nguồn: Tham vấn thực địa tháng 7-8/2016 Hợp phần 1 thuộc dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến cả 4 thôn trong xã là thôn Cánh Chín, thôn Giang Đông, thôn Giang Đông 2, và thôn Cánh Đông. Đây là các thôn có số lượng dân sống tập trung đông nhất, và cũng là các thôn có số người DTTS cao nhất cả xã. Tổng số người DTTS ở 4 thôn nói trên là 330 người trong tổng số hơn 1600 người dân, do đó chiếm khoảng 20% số dân của 4 thôn. Theo bảng 1, tổng dân số của xã là 4,155 người với 10 dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Các nhóm dân tộc chính sinh sống trong khu vực dự án là người Kinh (86,7%), tiếp đến là người Dao (6,66%), Giáy (2,88%), Tày (2,02%), Nùng (0,86%), Mường, v.v… Người DTTS chiếm 13% tổng số dân toàn xã. Dự án được đầu tư sẽ cải thiện hệ thống giao thông trong xã và gia tăng kết nối với thành phố và các vùng lân cận do đó toàn bộ người dân trong xã trong đó người DTTS sẽ đều được hưởng lợi. 3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI DTTS BAH TRONG VÙNG DỰ ÁN 3.2.1. Đặc điểm chung của người DTTS - Về đặc điểm văn hóa và lối sống OCI - 2016 Page 22 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Năm 1979-1980, chiến tranh biên giới Trung Quốc–Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến di cư và các DTTS từ vùng núi cao đã xuống định cư ở các vùng đất thấp hơn của Lào Cai. Hàng thập kỷ qua, họ đã sống và hội nhập với người Kinh cũng như người của các dân tộc thiểu số khác nơi đây. Người Dao trước đây có thói quen sống quần tụ theo dòng họ và dựa toàn bộ sinh kế vào rừng. Trước đây, theo truyền thống họ phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản. Từ khi Nhà nước tiến hành vận động định cư vào năm 1994, họ đã sống tập trung. Về người Giáy, tổ tiên của họ đến Việt Nam từ khoảng 200 năm trước. Có một bộ phận người Giáy sống ở Lào Cai. Về thói quen sản xuất nông nghiệp, người Giáy thường làm ruộng lúa nước bậc thang và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Người Giáy cũng có khả năng làm đồ thủ công mỹ nghệ như là một cách tạo thu nhập và giao lưu với các dân tộc khác. Về mặt truyền thống, người Giáy ở nhà sàn là phổ biến, cũng có một số nơi ở nhà trệt và lợp ngói máng. Người Giáy có xu hướng sống quây quần thành các cộng đồng đông đúc. Gia đình thường có quy mô nhỏ, theo chế độ phụ hệ. Về lễ hội, người Giáy ăn Tết Nguyên Đán, Thanh Minh, Đoan Ngọ. Họ vẫn duy trì lễ hội Xuống đồng vào đầu năm mới. Khi có đám tang, thường kéo dài 6 đến 7 ngày. Họ thờ cúng tổ tiên, với bàn thờ đặt gian giữa nhà. Về trang phục truyền thống, phụ nữ mặc váy xòe, đầu đội khăn hay vấn tóc. Đàn ông mặc quần áo chàm và cũng thường quấn khăn thêu ở đầu. Về các sinh hoạt văn hóa thường ngày, người Giáy có đặc trưng khá phong phú như truyện cổ, thơ ca,... Các hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn. Họ có bộ nhạc cụ bằng đồng dùng trong các nghi lễ. Người Tày có truyền thống về sinh hoạt quần tụ xung quanh nhà sàn. Họ thờ cúng tổ tiên tại gian giữa của ngôi nhà. Nghi lễ tiêu biểu nhất là Lễ cúng cơm mới sau khi thu hoạch lúa ngô của vụ mùa. Về văn hóa, họ thích trang phục đơn giản, thích hát dân ca, và đây vừa là cách kết nối cộng đồng vừa là cách để giao lưu với các dân tộc khác. Trong lịch sử phát triển của xã Vạn Hòa, một bộ phận người DTTS tại đây được coi là những nhóm người đến sinh sống và định cư lâu dài, chủ yếu từ sau năm 1980. Sau thời gian cùng sinh sống lâu dài, một số người thuộc DTTS tiến hành hôn nhân với DTTS khác hoặc với người Kinh. Việc cư trú xen lẫn có tác động không nhỏ đến việc thay đổi đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của các DTTS sinh sống trong vùng. Đây là một trong những nguyên nhân phá vỡ cấu trúc xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng nơi đây. Việc người DTTS không sống quần tụ đã ảnh hưởng đến việc duy trì các sinh hoạt văn hóa và đời sống tôn giáo và tâm linh của họ. Tuy nhiên, việc cư trú xen lẫn cũng tạo động lực cho người DTTS tìm kiếm OCI - 2016 Page 23 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) những cách thức kết nối cộng đồng khác, chẳng hạn như dựa trên địa bàn cư trú, nghề nghiệp, nhóm tuổi, trình độ văn hóa, thay vì dân tộc. Thực tế, người DTTS ở Vạn Hòa ngày càng có xu thế gắn kết với người Kinh trên cơ sở thuộc cộng đồng cùng thôn hoặc xã mà mình đang cư trú. - Những thay đổi về văn hóa truyền thống Người Dao ở Vạn Hòa thực tế sống quần tụ theo dòng họ, nhưng đó không còn là một điều bắt buộc. Hiện tại, họ sống tập trung nhiều nhất ở thôn Cánh Chín, tiếp đến là Giang Đông 2. Người Giáy ngày nay ở Vạn Hòa sống đan xen cùng các dân tộc khác, không nhấn mạnh tính liên kết dân tộc, không duy trì đặc trưng về trang phục, hay lễ hội. Người Tày ở Vạn Hòa hiện nay có số lượng rất nhỏ, chủ yếu hiện diện do quá trình kết hôn với người thuộc dân tộc khác sống tại xã. Văn hóa các dân tộc Giáy và Dao hiện đều có sự biến đổi, cụ thể: Về nhà cửa, kiến trúc nhà cửa truyền thống của dân tộc Giáy và Dao đã mai một rất nhiều. Hiện nay tại thôn Giang Đông 2, và Cánh Đông còn có một vài ngôi nhà còn giữ được một số kiến trúc truyền thống về nhà ở của dân tộc mình. Nhà ở phổ biến của các dân tộc nơi đây là nhà gỗ hoặc nhà làm từ tranh và nứa, hoặc nhà gạch xây với xi măng như người Kinh. Bàn thờ tổ tiên được đặt trong phòng khách ở phần phía trước của ngôi nhà. Toàn bộ các công trình phụ được xây tách biệt ở phía sau. Không còn quan sát thấy nam giới hay nữ giới Dao, Giáy, Tày ở Vạn Hòa mang trang phục truyền thống dân tộc mình trong hoạt động thường ngày. Hiện nay, các dân tộc nói trên đều ăn mặc giống kiểu như người Kinh, chủ yếu mua sẵn quần áo ngoài chợ. Lễ hội truyền thống: Tham vấn thực địa cho thấy ngày nay, tại khu vực các thôn trong trong xã, không còn một lễ hội cộng đồng riêng biệt nào của mỗi dân tộc. Hằng năm, toàn bộ người DTTS tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt của các dân tộc nói chung do Xã tổ chức bao gồm lễ hội Xuân, lễ hội xuống đồng, và lễ hội Đền Thượng. - Thay đổi về sử dụng ngôn ngữ Ngôn ngữ của các DTTS đã mai một khá nhiều. Các gia đình dân tộc thiểu số ở khu vực này đều sử dụng tiếng Việt. Trong khu vực Dự án, 100% người DTTS sử dụng thành thạo tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày với nhau và với người Kinh. Tuy thế, tiếng dân tộc vẫn được dùng trong nội bộ gia đình, đặc biệt giữa những người lớn tuổi. Có thể thấy, sự mai một về ngôn ngữ của các dân tộc trên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: (a) do môi trường và đặc điểm cư trú rất gần và chịu ảnh hưởng của người Kinh. Nơi người DTTS sống ở Vạn Hòa thực chất là đồng bằng, không phải OCI - 2016 Page 24 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) vùng núi cao và thuộc vùng sâu vùng xa; (b) sự tác động và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa cũng như rộng hơn là hội nhập miền núi và miền xuôi; (c) tác động của nền kinh tế thị trường dẫn đến ngôn ngữ phổ thông trong giao dịch thương mại hay lao động làm thuê bắt buộc là tiếng Việt phổ thông; (d) ngôn ngữ học tập và sử dụng trong giáo dục các cấp là tiếng Việt phổ thông. Tại thôn Cánh Chín, người dân tộc Dao sinh sống tập trung hơn. Sinh hoạt hàng ngày của họ tuy thế không còn khác biệt với người Kinh. Dù sao, về mặt bằng học vấn và mức độ giàu có thì thấp hơn người dân tộc Kinh. Nhưng không có sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng trong mọi quan hệ thường ngày giữa chính quyền với họ hay giữa người dân tộc khác với họ. - Về hoạt động sản xuất nông nghiệp Quan sát thực tế, một trong những nguồn thu nhập thường xuyên dù khó tính ra con số của các hộ DTTS BAH là từ nông nghiệp. Khảo sát cho thấy, với các hộ hạn chế về sức lao động do tuổi tác, kĩ năng hay tình trạng sức khỏe, nguồn thu từ nông nghiệp mà cụ thể là làm vườn, trồng rau màu, là nguồn thu chính. Nguồn thu này chiếm từ 80% tổng thu nhập của hộ. Ở trong xã, người DTTS được đánh giá là có sức khỏe tốt, dễ thích ứng với thời tiết hay với sự thay đổi điều kiện sống và điều kiện lao động. Sản phẩm nông nghiệp từ trồng trọt của họ bao gồm: - Cây hoa màu: Xã Vạn Hòa còn rất ít diện tích trồng lúa, do các diện tích trồng lúa đã bị thu hồi vì các dự án trước, và do sự chuyển đổi chiến lược sản xuất nông nghiệp do chính quyền đề xuất và hỗ trợ. Mặc dù trên giấy tờ là đất trồng lúa, các hộ đã chuyển sang trồng hoa màu. Hiện nay, người dân chủ yếu gieo trồng ngô, khoai và trồng nhiều loại rau xanh, đồng thời là các loại gia vị. - Cây ăn quả: trên đất vườn tạp, người dân trồng nhiều loại cây ăn quả, bao gồm nhãn, bưởi, quất, cam, và mít. Tuy thế, việc khan hiếm nước và địa thế chủ yếu là dốc của đất ở khiến việc chăm sóc và sản lượng của các loại cây này là rất hạn chế. - Cây lấy gỗ hoặc sản phẩm: trẩu, quế, keo, mỡ, tre, vầu, bương. Một số ít hộ gia đình còn diện tích đất vườn tạp nhưng thực tế là đất rừng vẫn trồng các loại cây này. - Nghề nghiệp phụ: Người Dao có nghề đi rừng, khai thác các sản vật trong rừng như lá thuốc, mật ong, bẫy các loài thú. Phụ nữ người Dao ở Vạn Hòa có nghề làm tương ớt, hiện tổ chức theo các nhóm nhỏ. Trong khi đó, người Giáy có kinh nghiệm khai thác đất bồi ven sông để trồng các loại cây nông nghiệp. Hiện tại, diện tích đất rừng sản xuất của Vạn Hòa đã bị thu hẹp đáng kể. Đồng thời, đất bãi bồi ven sông cũng bị thu hồi phần lớn do dự án làm bờ kè sông Hồng chảy quanh xã. Những kĩ năng khai thác và OCI - 2016 Page 25 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) canh tác gắn với rừng hay bãi bồi ven sông do đó đã không được phát huy tác dụng như trước, và sinh kế của người dân tộc thiểu số này bị ảnh hưởng đáng kể. - Y tế: Trạm y tế xã đều có cán bộ y tế và cơ sở vật chất cơ bản để cung cấp điều trị cho người dân địa phương. Những chương trình mục tiêu quốc gia trong cải thiện sức khỏe cộng đồng như HIV/AIDS, kiểm soát dịch bệnh, cho trẻ em uống Vitamin A, thuốc tẩy giun, tiêm chủng, các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đều được thực hiện. Phụ nữ và trẻ em DTTS đều được hưởng lợi ích từ những chương trình y tế quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình tham vấn, nhiều hộ gia đình DTTS cho biết không tìm đến trạm y tế xã bởi thường xuyên được trả lời là không có thuốc bán. Do đã thông tuyến, không cần giấy giới thiệu, nên phần lớn các hộ khi có vấn đề về sức khỏe, đã đi lên các tuyến trên, với chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn, dịch vụ tốt hơn, và luôn có sẵn các loại thuốc cần thiết. - Cơ sở hạ tầng: Nhìn chung các hộ DTTS ở Vạn Hòa đều được tiếp cận hệ thống điện lưới quốc gia và sử dụng điện chiếu sáng. Một số hộ được sử dụng hệ thống cấp nước sạch do Nhà nước đầu tư. Tuy thế, nước chỉ có nhiều vào mùa mưa và ngay cả có nước, vẫn xuất hiện nước đục. Về mùa khô, nước chảy rất yếu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Nguồn nước sinh hoạt sử dụng chủ yếu trong các hộ gia đình DTTS vẫn là nước giếng đào, tiếp đến là giếng khoan. Nước sạch vẫn là một vấn đề cần quan tâm ở đây. Về chất lượng giao thông, hầu hết các tuyến đường đi nội bộ các thôn nơi các hộ DTTS sinh sống đã xuống cấp. Các tuyến đường chính là đường được rải nhựa, song chất lượng đã kém, cây cối che khuất tầm nhìn, gập ghềnh, đi lại gặp nhiều khó khăn và điều này ảnh hưởng đến môi trường sống chung của người dân. 3.2.2. Đặc điểm của người DTTS BAH do thu hồi đất cho dự án - Thông tin về phân bố các hộ DTTS: OCI - 2016 Page 26 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Bảng 2: Phân bố các hộ DTTS trong các thôn thuộc khu vực Dự án Dân tộc Thôn Cánh Chín Giang Đông 2 Cánh Đông Giang Đông Dao 43 hộ (128 22 hộ (80 0 2 hộ (5 người) người) 0 người) Giáy 4 hộ (13 11 hộ (38 4 hộ 0 người) người) (12 người) Tày 3 hộ 5 hộ 1 hộ 0 (09 người) (20 người) (4 người) Mường 0 0 1 hộ 0 (7 người) Thái 0 0 1 hộ (3 0 người) Nùng 0 0 1 hộ (1 người) Tổng số theo 50 hộ (150 38 hộ (138 8 hộ (27 2 hộ (5 thôn người) người) người) người) Tổng số 98 hộ (330 người) Số liệu khảo sát cho thấy, có tổng số 98 hộ DTTS phân bố không đồng đều trong 4 thôn. Tỉ lệ người DTTS tại 4 thôn Cánh Chín, Giang Đông, Giang Đông 2, và Cánh Đông (330 người) chiếm khoảng 20% tổng dân số của 4 thôn (hơn 1,600 người). - Đặc điểm nhân khẩu học của các hộ DTTS BAH: Trong khu vực dự án, có 117 hộ BAH do các hoạt động thu hồi đất ở và/hoặc đất nông nghiệp, trong đó có 18 hộ DTTS. Trong số này, có 9 hộ bị thu hồi đất ở và trong số đó 05 hộ phải di dời. Có 9 hộ chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp do bị thu hồi nhiều hơn 10% diện tích đất nông nghiệp3. Tổng số nhân khẩu DTTS BAH là 70 người. Quy mô trung bình của hộ DTTS là gần 4 người/hộ. Sự phân bố DTTS tại 4 thôn trong vùng BAH được trình bày như sau: 3 . Các cuộc khảo sát và đánh giá ảnh hưởng là có tính sơ bộ, thực hiện tại thời điểm lập báo cáo và không dựa trên các thiết kế kỹ thuật chi tiết và cắm mốc giới cuối cùng. Chi tiết tác động ở cấp hộ gia đình sẽ được đánh giá và cập nhập trong quá trình khảo sát đo lường chi tiết sau này. OCI - 2016 Page 27 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Bảng 3: Phân bố các hộ DTTS BAH Dân tộc Thôn Cánh Chín Giang Đông 2 Cánh Đông Giang Đông Dao 4 hộ 2 hộ 0 0 (15 người) (11 người) 0 Giáy 0 5 hộ (17 3 hộ 0 0 người) (9 người) Tày 1 hộ 1 hộ 1 hộ 0 (3 người) (4 người) (4 người) Mường 0 0 1 hộ 0 (7 người) Tổng số 5 hộ 8 hộ (32 5 hộ 0 (18 người) người) (19 người) Nguồn: Tham vấn KT-XH tháng 7-8/2016 Số các hộ DTTS nói trên chỉ phân bố trong 3 thôn là Cánh Đông, Giang Đông 2 và Cánh Chín. Trong đó có 8 hộ là dân tộc Giáy (chiếm số lượng lớn nhất); 6 hộ là dân tộc Dao; 3 hộ là dân tộc Tày, và 1 hộ là dân tộc Mường. - Thông tin về kinh tế hộ gia đình DTTS BAH: Về các nguồn thu nhập: Người DTTS trong 4 thôn BAH bởi Dự án có sự đa dạng trong các đặc điểm về kinh tế. Mặc dù các hộ đều có đất nông nghiệp, sự phụ thuộc thu nhập vào sản xuất nông nghiệp không giống nhau. Có những hộ chỉ dựa vào nông nghiệp, trong khi có những hộ có những nguồn thu nhập chính không đến từ hoạt động nông nghiệp. Xét trên tổng thể, người DTTS ở đây có nhiều hình thức lao động tạo thu nhập, do đó có đời sống kinh tế ổn định. Bảng dưới đây cung cấp thông tin về nghề nghiệp chính của người BAH. Bảng 4: Nghề nghiệp chính của người DTTS BAH trong độ tuổi lao động STT Nghề nghiệp Số lượng Tỉ lệ 1 Nông nghiệp 11 35.4 2 Lao động Tự do 14 45.1 3 Kinh doanh, buôn 9.6 bán, dịch vụ 3 OCI - 2016 Page 28 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) 4 Lái xe 3 9.6 Tổng 31 100% Từ Bảng 4 cho thấy, đa phần người DTTS thuộc diện BAH trong tuổi lao động trở lên đều đang là người lao động tự do hay làm thuê (45%), phụ thuộc vào nhu cầu thuê lao động thực tế. Số đáng kể còn lại làm ruộng (35%). Có 3 hộ đầu tư làm buôn bán hay cung cấp dịch vụ ở quy mô nhỏ lẻ. Về trung bình thu nhập: Các kết quả điều tra về nguồn thu nhập dưới đây dựa vào tham vấn đến từng hộ gia đình. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình DTTS BAH ở mức 5,100,000 đồng/ tháng. Trung bình thu nhập theo đầu người là 1,300,000đồng/tháng. Mức này trùng với tiêu chuẩn thu nhập trung bình ở khu vực nông thôn theo quyết định của Chính phủ giai đoạn 2016-2020 là từ 1,300,000đồng/người/tháng hoặc ít hơn. Phần lớn các hộ DTTS có nguồn thu nhập chính từ lao động tự do và làm nông nghiệp (lần lượt là 45% và 35.4%). Rất ít hộ có hình thức sản xuất hay kinh doanh tại nhà. Một số hộ có người ở độ tuổi lao động xem mình là những người làm tự do, nghĩa là đi làm thuê theo thời vụ. Việc làm thuê có thể là khuân vác hoặc buôn bán nhỏ nơi biên giới, làm thuê tại các công trình xây dựng, hoặc làm ruộng thuê. Kết quả tham vấn cho thấy tất cả những hộ DTTS có thu nhập thấp có nguyên nhân kết hợp của học vấn hạn chế, khó tìm và thiếu việc làm phù hợp, thiếu đầu ra cho sản phẩm (chủ yếu là nông sản) và sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, hoặc do đã quá tuổi để học nghề và tham gia thị trường lao động. Đối với các cộng đồng DTTS bị ảnh hưởng, không có hộ nào thuộc diện hộ nghèo có sổ do chính quyền cấp. Có 01 hộ là gia đình chỉ gồm hai vợ chồng đã cao tuổi, sống nhờ trợ cấp của các con; 01 hộ đang sống phụ thuộc vào bố mẹ; 01 hộ có người khuyết tật, và 01 hộ mà nữ chủ hộ chỉ ở nhà trông con trong khi chồng đi làm thuê. Xét tương quan thu nhập so với trung bình thu nhập hàng tháng của các hộ BAH không phải là DTTS (7,400,000 đồng/tháng), thu nhập của các hộ DTTS BAH trên cùng một địa bàn là thấp hơn (5,100,000 đồng/tháng). - Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của người DTTS được hỏi trong khu vực bị ảnh hưởng nhìn chung không cao. Trong số những người cao tuổi đã hết tuổi lao động, có 1 người không biết chữ, phần còn lại chỉ học hết tiểu học. Có 31 người trong độ tuổi lao động, với tình trạng trình độ học vấn như sau: OCI - 2016 Page 29 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Bảng 5: Trình độ học vấn của người DTTS BAH trong độ tuổi lao động Trình độ học vấn Số người Tỉ lệ (%) Không biết chữ 2 6,45 Tiểu học 5 16,1 PTCS 16 51,6 PTTH 7 22,5 Trung cấp, Cao đẳng 0 0 Đại học 1 3.2 Tổng 31 100 Như có thể thấy, vẫn còn người trong độ tuổi lao động không biết chữ. Số người học hết phổ thông cơ sở chiếm tỉ lệ lớn nhất (trên 50%), không có ai đang học trung cấp hay cao đẳng và chỉ có 1 trường hợp đang đi học đại học. Cần xem xét thực tế này khi thiết kế các chương trình hỗ trợ nghề nghiệp và phục hồi sinh kế cho người BAH. Tất cả trẻ em trong độ tuổi được phổ cập giáo dục đều có cơ hội đến trường như nhau. Trong các gia đình DTTS được tham vấn, không có gia đình nào trẻ em không được đến trường. - Thông tin về quyền sử dụng đất: Trong khu vực Dự án, 100% số hộ gia đình DTTS BAH có đất trước năm 2001 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, có 14 hộ (chiếm trên gần 80%) có cả vợ và chồng cùng đứng tên trên giấy tờ sử dụng đất và 4 hộ còn lại (khoảng 20%) chỉ có hoặc vợ hoặc chồng đứng tên trên giấy tờ sử dụng đất. Không có ghi nhận nào về việc tranh giành quyền sử dụng đất. Một số hộ có người phụ nữ làm chủ hộ và đứng tên trên giấy tờ sở hữu quyền sử dụng đất. - Vấn đề giới: Trong khu vực bị ảnh hưởng, phân bổ về mặt giới tính của người DTTS như sau: Số nam là 33 (47%), số nữ 37 (53%). Như vậy, số nữ là nhiều hơn số nam. Trong quá trình đánh giá tác động xã hội, có thực hiện các cuộc thảo luận và phỏng vấn nhạy cảm về vấn đề giới cho thấy, mức thu nhập của hộ gia đình có nam giới làm chủ hộ cao hơn hộ gia đình có phụ nữ làm chủ hộ. Kết quả khảo sát cho thấy, có 3 hộ gia đình DTTS có vợ đứng làm chủ hộ (chiếm 16%) trong khi đó 15 hộ có nam làm chủ hộ. Trường hợp phụ nữ làm chủ hộ không chỉ là những hộ gia đình của phụ nữ đơn thân. Kết quả tham vấn cho thấy những vấn đề quan trọng của gia đình đều được bàn bạc và đi đến đồng thuận của cả vợ và OCI - 2016 Page 30 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) chồng. Tại các hộ gia đình DTTS, người đàn ông thường đi làm việc bên ngoài ngôi nhà như là làm ruộng, làm thuê theo thời vụ, v.v... Trong khi đó, phụ nữ ở nhà làm các nghề phụ như đan, thêu, hoặc chăm nuôi. Phụ nữ DTTS nếu đi làm làm thuê thường là làm ruộng, ở gần địa bàn cư trú. Về cơ bản, có sự phân công hợp lý về lao động tạo thu nhập tại các gia đình DTTS. Trẻ em DTTS, trai hay gái, đều được quan tâm chăm sóc. Không có dấu hiệu ngược đãi hay phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em người DTTS. OCI - 2016 Page 31 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN 4.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN 4.1.1. Những dự báo về các lợi ích từ dự án Như đã đề cập, công trình dự kiến đầu tư sẽ thực hiện ở Vạn Hòa là thuộc hợp phần 1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng và Cải thiện dịch vụ. Theo như đánh giá của cộng đồng cư dân, của các cấp lãnh đạo xã và thôn, việc thực hiện dự án có tác động tích cực đến thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội cho xã, góp phần thúc đẩy tiến độ đô thị hóa Vạn Hòa trở thành một phường thuộc Thành phố Lào Cai theo quy hoạch tổng thể đã được công bố rộng rãi. Những lợi ích từ dự án có thể liệt kê ra như sau: a) Việc phát triển hệ thống đường theo tiêu chuẩn đô thị giúp giao thông và vận tải thuận lợi hơn. Đây là những yếu tố quan trọng thúc đẩy việc vận chuyển và trao đổi hàng hóa, mở rộng mạng lưới tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp mà người dân sản xuất được. Tương tự, việc mua các sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày, cũng như nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hay kinh doanh trở nên thuận tiện hơn trước. Việc ứng cứu người dân gặp khó khăn do mưa lũ, sạt lở đất, hoặc cần hỗ trợ y tế cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. b) Hệ thống đường khi hoàn thiện sẽ làm cơ sở cho các dự án khác sẽ tiếp tục được thực hiện trong tương lai trong tổng thể tiến trình đô thị hóa của Vạn Hòa. Các công trình xây dựng trong xã của người dân hay chính quyền sẽ hưởng lợi đáng kể từ việc sử dụng các tuyến đường quan trọng này. c) Môi trường sống trong sạch hơn: Hiện nay, hệ thống thoát nước của xã hoạt động kém do bị xuống cấp; nước thải sinh hoạt dân cư chưa được xử lý đúng theo quy phạm, vì thế gây ô nhiễm không nhỏ đến môi trường sống của người dân. Việc tổ chức lại hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường sẽ tạo ra một môi trường sống trong sạch, giảm thiểu các nguy cơ lan truyền bệnh dịch trong dân cư. d) Người DTTS sẽ được hưởng lợi từ việc cung cấp các dịch vụ công cộng của dự án, cải thiện điều kiện sống cho họ cũng như tạo điều kiện cho họ tiếp cận trường học, trạm y tế, UBND, công viên, hay các địa phương lân cận dễ dàng và thuận tiện hơn. 4.1.2. Những tác động bất lợi từ dự án đến đất ở và đất sản xuất OCI - 2016 Page 32 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Ngoài những tác động tích cực, dự án không tránh khỏi những tác động bất lợi đến người dân địa phương và các nhóm người DTTS do thu hồi đất và tái định cư. Trong toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng của Hợp phần 1, ước tính tổng diện tích đất thu hồi bởi dự án là khoảng 9,5ha (94,781.6m2), trong đó có: 72,894,5m2 đất nông nghiệp (bao gồm đất trồng lúa nước, lúa nương, đất mầu, đất vườn rừng và đất vườn tạp), 7,992.7m2 đất thổ cư, và 13,894.4m2 đất các loại khác (gồm đất công, đất khai hoang, mặt nước). Tổng diện tích của 4 thôn BAH gồm Giang Đông, Giang Đông 2, Cánh Chín và Cánh Đông ước tính 130 ha. Như vậy, diện tích thu hồi vĩnh viễn phục vụ công trình sẽ chiếm gần 7.3% tổng diện tích của 4 thôn. Diện tích đất mà Hợp phần I chiếm dụng của người DTTS là khoảng 4,637m2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3,837m2 và đất ở là 8,00m2. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng cả 18 hộ DTTS bị thu hồi một phần đất nông nghiệp. Trong đó có 05 hộ DTTS bị thu hồi đất ở và phải tái định cư. Ảnh hưởng đến đất sản xuất Với các DTTS BHA có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, diện tích đất bị thu hồi vào thực hiện dự án ảnh hưởng đến thu nhập thường xuyên của họ. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của hoạt động này đến từng hộ gia đình là không giống nhau do hiện trạng diện tích đất nông nghiệp họ đang có quyền sử dụng là khác nhau. Trong các hộ BAH, hộ có diện tích đất sản xuất bị thu hồi lớn nhất là 650m2, hộ có diện tích đất sản xuất bị thu hồi ít nhất là 20m2. Thực tế, trước đây các hộ DTTS là những hộ có rất nhiều đất các loại, từ vườn rừng, vườn tạp, đất ruộng lúa, đất trồng hoa màu, đến đất thổ cư. Nhưng nhiều năm qua họ đã bán cho người Kinh, cho tặng con cháu rất nhiều, hoặc bị thu hồi do các dự án khác nhau trên địa bàn xã. Quá trình mất dần đất do nhiều lý do khác nhau cũng là một điều đáng quan ngại về sinh kế của người DTTS. Các chương trình phục hồi thu nhập sẽ được BQL triển khai để đảm bảo hộ gia đình có thể duy trì và khôi phục mức sống. Một số nội dung của các chương trình này có thể thấy trong báo cáo Tái định cư của dự án. Ảnh hưởng đến đất ở Trong tổng số 61 hộ BAH về đất ở của Dự án4, có 09 hộ gia đình DTTS nằm trong diện bị thu hồi đất thổ cư. Trong số này, có 05 hộ gia đình DTTS phải di dời do bị 4 . Các cuộc khảo sát và đánh giá ảnh hưởng về đất đai và tài sản không dựa trên các thiết kế kỹ thuật chi tiết và cắm mốc giới cuối cùng. Chi tiết tác động ở cấp hộ gia đình đến đồng bào DTTS sẽ được đánh giá và cập nhập trong quá trình khảo sát đo lường chi tiết sau này. OCI - 2016 Page 33 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) thu hồi phấn lớn đất ở. Diện tích đất thổ cư bị ảnh hưởng của hộ gia đình lớn nhất là 229 m2 và nhỏ nhất là 31 m2. Trong quá trình tham vấn các hộ BAH, mặc dù 100% những người BAH được hỏi bày tỏ sự ủng hộ dự án, họ vẫn còn những quan ngại về vấn đề bồi thường và tái định cư. Các hộ phải di dời muốn được đến nơi tái định cư càng gần nơi họ có đất sản xuất nông nghiệp càng tốt. Các tác động bất lợi khác đến người dân nói chung trong đó có người DTTS có thể bao gồm: a) Chiếm dụng đất ảnh hưởng đến sinh kế. Hiện tại, nhiều hộ gia đình đã không còn đất rừng để khai thác lâm sản. Trong khi đó đất bãi bồi ven sông Hồng đã bị thu hồi khá nhiều do dự án làm Kè sông Hồng vì thế diện tích đất để trồng lúa và hoa màu đã bị thu hẹp đáng kể. Đồng thời, đất vườn tạp quanh nhà thường khô cằn, dốc, nhiều đá sỏi không thuận lợi cho trồng, chăm sóc, và thu hoạch. Việc mất thêm đất trồng lúa và hoa màu cùng với đất vườn tạp chắc chắn có ảnh hưởng đến người DTTS, đặc biệt những người có nguồn thu nhập chính đến từ nông nghiệp. b) Việc dịch chuyển nhà ở, chuyển đổi nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập và xáo trộn đời sống của các hộ gia đình. Có những gia đình bị thu hồi gần hết các loại đất khác nhau từ các dự án khác nhau (dự án bờ kè sông Hồng, dự án làm cầu, đường khác). Trong khi đó, đào tạo nghề và tìm việc gặp nhiều thử thách. c) Sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích có thể gây tệ nạn xã hội hoặc ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài. Tiền đền bù sẽ giúp cho các hộ dân chuyển đổi sinh kế, nghề nghiệp. Tại địa phương, trong các dự án trước đó đã triển khai, đã có hiện tượng hộ dân nhận tiền đền bù đã sử dụng lãng phí vào việc xây nhà, mua sắm phương tiện đắt tiền, hoặc không có kế hoạch tiết kiệm hoặc đầu tư cho sinh kế mới. Đây là một trong những vấn đề mà lãnh đạo địa phương lo lắng. d) Nguồn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp, kinh doanh bị ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn sẽ có thể khiến cho hộ gia đình sẽ gặp khó khăn về kinh tế trong một giai đoạn nhất định trước khi kiếm tìm và ổn định được nguồn thu nhập mới. 4.1.3. Các tác động khác e) Quá trình thực hiện dự án cũng như xây dựng sẽ ảnh hưởng tạm thời đến đời sống và sản xuất của các hộ dân. Quá trình di dời, san lấp, thi công gây ô nhiễm như khói bụi, tiếng ồn, và chất thải. Ngoài ra, việc đi lại nội bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, nhất là thi công kéo dài vì nhiều lý do khác nhau. OCI - 2016 Page 34 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) f) Nguy cơ xảy ra các tệ nạn xã hội tại cộng đồng:  Quá trình thực hiện dự án trong thời gian khá dài, sẽ có những lao động từ nơi khác đến theo công trình làm việc và cư trú tại cộng đồng, chủ yếu là nam giới. Việc này có thể bao gồm những rủi ro như xáo trộn cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình, hoặc có thể phát sinh các tác động tiêu cực nếu việc ứng xử với cộng đồng địa phương không được theo dõi và giám sát chặt chẽ.  Kinh nghiệm ở các công trường khác cho thấy có thể sẽ có những mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động của dự án với người dân bản địa đặc biệt là thanh niên địa phương. Cũng có thể phát sinh các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm, hành hung, cho vay nặng lãi, do sự hiện diện của người khác đến địa bàn làm việc, tìm việc, và tìm cơ hội kinh doanh. (g) Tai nạn lao động và tai nạn giao thông:  Trong quá trình thực hiện dự án, việc hiện diện lưu lượng lớn các loại máy móc và vật liệu có nguy cơ cản trở giao thông và gây tai nạn giao thông.  Những công nhân tham gia lao động hoặc những lao động phổ thông được tuyển dụng tại địa phương chưa qua đào tạo và không có kinh nghiệm về an toàn lao động là nguy cơ gây mất an toàn trong lao động và tai nạn lao động (h) Tăng dân số: cơ sở hạ tầng được hoàn thiện sẽ thu hút di dân cơ học đến khu vực dự án. Dân số tăng nhanh sẽ gây áp lực đến việc sử dụng nguồn tài nguyên và đất. 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 4.2.1. Biện pháp giảm nhẹ thu hồi đất Chính sách của Ngân hàng Thế giới về tái định cư không tự nguyện (OP 4.12) là tránh tái định cư không cự nguyện nếu có thể hoặc được giảm đến mức tối thiểu, và đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng bởi dự án, đặc biệt là DTTS được hỗ trợ để duy trì cuộc sống ít nhất là bằng hoặc tốt hơn trước khi có Dự án. Thiết kế kỹ thuật của các hạng mục trong Dự án đã được xem xét để giảm tối đa việc thu hồi đất, phá hủy tài sản dưới dạng nhà ở, các công trình phụ trợ và hoa màu. Đối với những khu vực không tránh khỏi việc thu hồi đất, các biện pháp giảm thiểu tác động của việc thu hồi đất được xác định trong Báo cáo Tái định cư, bao gồm bồi thường đất và các tài sản BAH khác, chi phí thay thế, đào tạo nâng cao năng lực OCI - 2016 Page 35 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) nhằm hỗ trợ phục hồi thu nhập cho các hộ dân bị ảnh hưởng, và một số hình thức hỗ trợ bổ sung khác. Về việc sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích có thể gây tệ nạn xã hội hoặc ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài  Tuyên truyền cho người DTTS về mục đích đền bù thiệt hại bằng tiền mặt; tập huấn về cách thức sử dụng tiền đúng mục đích và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. Các khóa tập huấn sẽ được tiến hành trước khi dự án tiến hành chi trả tiền đền bù cho người dân địa phương sau đó thực hiện giám sát ngẫu nhiên các hộ có thu nhập thấp. Về biện pháp phục hồi nguồn thu nhập  Cung cấp giống nhằm nâng cao năng suất cây trồng trên diện tích đất canh tác còn lại;  BQL sẽ kết hợp với chương trình hỗ trợ tín dụng nếu cần để đảm bảo các hộ DTTS bị ảnh hưởng được tiếp cận với tín dụng.  BQL Dự án sẽ tiến hành tập huấn chuyển đổi ngành nghề và tìm kiếm các nguồn sinh kế tiềm năng, đặc biệt chú ý các nhu cầu của người DTTS. Các hoạt động này sẽ diễn ra cùng với các hoạt động liên quan liệt kê trong Kế hoạch Tái định cư. 4.2.2. Giảm thiểu ảnh hưởng tạm thời đến cuộc sống và sản xuất của nhân dân Như đã quy định trong các tài liệu môi trường đã được chuẩn bị cho dự án (ESIA), chi tiết về việc quản lý sự thay đổi môi trường tiềm ẩn và các hậu quả tác động xã hội của nó đã được xác định trong ESIA. Đối với các trường hợp DTTS, dự án sẽ đảm bảo người DTTS có đầy đủ thông tin và hiểu biết về quy trình khiếu kiện và khiếu nại. Các biện pháp được xác định bao gồm cách tránh các tác động do rơi vãi đất đá trên đường vận chuyển trong quá trình thi công; cung cấp thông tin kịp thời trong quá trình thi công về tiến độ và kế hoạch làm việc tại công trường và có biện pháp hợp tác với chính quyền địa phương để tránh các tác động và sự bất tiện gây ra bởi quá trình xây dựng. Về nguy cơ xảy ra các tệ nạn xã hội tại cộng đồng  Trước khi nhận thầu, Ban Quản lý Dự án cần có những ràng buộc về mặt hợp đồng đối với các nhà thầu về việc nhà thầu đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân, không để công nhân sống trong gia đình người dân tại khu vực thi công; phải có những giáo dục về dân tộc thiểu số tại OCI - 2016 Page 36 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) khu vực công nhân ở trong thời gian thi công; quản lý chặt chẽ sinh hoạt hàng ngày của công nhân trong thời gian thi công.  Về phía nhà thầu:  Thực hiện đầy đủ những ràng buộc trong hợp đồng trong lĩnh vực đảm bảo duy trì trật tự xã hội tại khu vực thi công dự án  Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan để tổ chức các chương trình: giáo dục, tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân xây dựng tại dự án; giới thiệu với lao động nhập cư về phong tục, tập quán của người dân địa phương để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc giữa người lao động nhập cư và người dân địa phương;  Đăng ký tạm trú cho công nhân tại địa phương;  Theo dõi và xử phạt nếu công nhân vi phạm các nguyên tắc quy định về mối quan hệ với DTTS;  Thông báo và báo cáo cơ quan thẩm quyền về bất kỳ sự vi phạm luật lệ, quy tắc nào.  Về phía chính quyền địa phương cần: (i) cấp phép tạm trú cho công nhân trên địa bàn mình, kết hợp với nhà thầu trong các hoạt động có liên quan của dự án; (ii) Tuyên truyền cho người DTTS về các nguy cơ xảy ra tệ nạn xã hội tại cộng đồng và cách xử lý. Về tai nạn lao động và tai nạn giao thông  Áp dụng các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công như: thời gian và trình tự thi công phải đảm bảo sự ổn định của các bộ phận công trình; thứ tự thi công các công trình ngầm; bố trí các tuyến thi công hợp lý để ít di chuyển; bố trí mặt bằng thi công hợp lý để không gây cản trở lẫn nhau.  Các biện pháp để bảo vệ an toàn lao động cho người công nhân xây dựng là không thể thiếu. Công nhân phải được trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết về an toàn lao động và hạn chế những tác hại đối với họ. Nhà thầu cần lập rào chắn quanh khu vực thi công; có phương tiện sơ cứu trên công trường.  Tập huấn về an toàn lao động, an toàn cháy nổ và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân. Có đèn báo vào ban đêm. OCI - 2016 Page 37 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Tổ chức quản lý phân luồng giao thông, có các biển báo phân luồng, biển giới hạn tốc độ, biển báo nguy hiểm.  BQLDA phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tập huấn về an toàn giao thông cho người DTTS. OCI - 2016 Page 38 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG V. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN 5.1. MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN CỘNG ĐỒNG Tham vấn cộng đồng với những người DTTS BAH, người DTTS trong vùng dự án, các cơ quan có liên quan để giảm thiểu nguy cơ gây xung đột và giảm thiểu những rủi ro gây ra bởi dự án. Từ đó tìm hiểu nhu cầu, sự cần thiết để mang lại những lợi ích kinh tế và xã hội phù hợp nhất đối với người DTTS. Nhóm tư vấn và Ban QLDA đã tổ chức cuộc họp tham khảo ý kiến cộng đồng để phổ biến thông tin,giới thiệu dự án và lấy ý kiến của người DTTS tại các thôn. Người DTTS đã được thông báo trước về các hoạt động của Dự án, đặc biệt về Kế hoạch TĐC khi tham vấn các hộ BAH do thu hồi đất, bao gồm: (i) nội dung và phạm vi của dự án, (ii) danh sách của những hộ gia đình bị ảnh hưởng có đủ điều kiện và quyền lợi của mình, (iii) các biện pháp bồi thường, hỗ trợ và phục hồi sinh kế, (iv) các khoản đền bù và mức đền bù, (v) các vấn đề khác như cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện. 5.2. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ EMDP Phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng gồm phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia và tham vấn các bên liên quan như trưởng thôn, các hộ DTTS; gặp gỡ hộ gia đình DTTS BAH và nơi bị ảnh hưởng, phỏng vấn sâu, họp cộng đồng, điều tra kinh tế - xã hội, thu thập tài liệu thứ cấp... là các phương pháp chính nhằm thu thập thông tin để phục vụ cho việc lập báo cáo EMDP. Đồng thời, trong giai đoạn tham vấn này, nhóm tư vấn đã tiến hành các cuộc phỏng vấn lãnh đạo chính quyền địa phương và một số phỏng vấn sâu với các cán bộ địa phương. Do các nhóm DTTS BAH sử dụng thành thạo tiếng Việt nên ngôn ngữ sử dụng trong các cuộc thảo luận là ngôn ngữ phổ thông. Tư vấn đã tiến hành 03 cuộc tham vấn đối với các hộ DTTS trong vùng dự án thực hiện vào tháng 7, 8 và tháng 12 năm 2016 cũng như gặp gỡ trực tiếp các hộ để lấy ý kiến về các hoạt động của dự án, đánh giá các tác động của DA cũng như tìm các biện pháp giảm thiểu tác động, xác định nhu cầu phục hồi sinh kế của cộng đồng DTTS, và đảm bảo thông tin phản hồi toàn diện từ phía cộng đồng DTTS được thể hiện trong EMDP. Cuộc tham vấn thứ nhất hướng vào các hộ DTTS BAH trực tiếp bởi thu hồi đất. Cuộc tham vấn này diễn ra vào tháng 7 năm 2016. Tư vấn không chỉ thông tin về dự án, mà còn giải thích về các tác động có lợi và bất lợi của dự án, quyền lợi của người OCI - 2016 Page 39 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) BAH, các cơ chế đền bù và hỗ trợ, cũng như khả năng tham gia ý kiến vào Báo cáo EMDP cũng như việc giám sát thực hiện dự án. Cuộc tham vấn thứ hai thực hiện vào tháng 8/2016, khi người DTTS được mời đến họp cộng đồng cùng với tất cả các hộ BAH bởi dự án tại UBND xã Vạn Hòa. Cuộc tham vấn thứ ba thực hiện bổ sung vào tháng 12/2016 đối với tất cả các hộ DTTS ở 4 thôn BAH bởi dự án, diễn ra tại nhà văn hóa của các thôn. Tại cuộc họp này, các hộ được mời đã được thông tin về dự án, về Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, và ý kiến tham gia vào kế hoạch này. Những hộ có mặt tại cuộc họp đã bày tỏ sự ủng hộ cao với dự án, và ký vào văn bản. Trong suốt các quá trình tham vấn nói trên, các nhóm DTTS trong các thôn bị ảnh hưởng bởi dự án đã được tạo điều kiện nói lên ý kiến của mình. Đặc biệt, các phụ nữ và thanh niên người DTTS đã được mời và khuyến khích đóng góp ý kiến của họ. Về kết quả tham vấn, người DTTS trong vùng dự án xác nhận rằng họ đã được thông báo và nhận thức đầy đủ về dự án. 100% các hộ DTTS đều ủng hộ việc tiến hành thực hiện dự án. Dưới đây là tóm tắt một số vấn đề cụ thể đặt ra bởi người dân tại các cuộc tham vấn chung với người DTTS và giải đáp của tư vấn: Vấn đề 1: Về đơn giá đền bù: Một số hộ DTTS BAH bày tỏ quan ngại về hình thức và giá cả đền bù theo quy định của tỉnh mà họ thấy trong các dự án trước đó thấp hơn giá cả thị trường, đặc biệt là đất thổ cư. Họ yêu cầu bồi thường theo giá thị trường cho đất vài toàn bộ các tài sản trong khu vực bị ảnh hưởng do dự án. Tư vấn giải đáp: Ban Quản lý dự án sẽ thuê chuyên gia đánh giá giá bồi thường độc lập, khảo sát đơn giá và đề xuất đơn giá bồi thường vào thời điểm chuẩn bị tiến hành dự án. Đây là cách đảm bảo giá bồi thường sát với giá thị trường. Vấn đề 2: Về vị trí tái định cư: Một số hộ lo ngại nơi tái định cư quá xa nơi sản xuất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động Tư vấn giải đáp: Dự án sẽ bố trí cho các hộ DTTS phải tái định cư được chọn khu tái định cư gần nhất với vị trí trước khi bị thu hồi đất. Những biện pháp này cũng giúp hạn chế việc phá vỡ những liên kết cộng đồng của những người cùng một dân tộc. - Vấn đề 3: Về sử dụng tiền bồi thường. Có hộ lo ngại về việc cầm khoản tiền mặt lớn do được bồi thường mà không có kế hoạch chi tiêu, nên có thể tiêu hết tiền được đền bù trước khi xây được nhà mới. OCI - 2016 Page 40 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Tư vấn giải đáp: Bên cạnh việc cung cấp tiền bồi thường cho các hộ gia đình DTTS, Dự án sẽ tổ chức các lớp học về hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền mặt được bồi thường một cách hợp lý và hiệu quả, tránh mất mát và những rủi ro không mong muốn. - Vấn đề 4: Về các chương trình phục hồi sinh kế. Đại diện các hộ tham gia tham vấn đều thể hiện quan điểm rằng họ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động trồng trọt trên diện tích đất nông nghiệp còn lại của gia đình (như đã đề cập ở trên). Bên cạnh đó, để có thể khôi phục sinh kế do diện tích đất nông nghiệp BAH của dự án, người dân cũng quan tâm đến vấn đề hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề. Tuy nhiên, họ lo ngại các chương trình phục hồi này sẽ không đạt hiệu quả nếu không phù hợp với tình hình thực tế của họ. Vấn đề thường thấy là các chương trình đào tạo nghề hoặc việc làm đòi hỏi có trình độ kỹ thuật phù hợp với tầng lớp thanh niên, những công việc lao động giản đơn sẽ phù hợp với những người lao động trong độ tuổi trung niên và người già. Tư vấn giải đáp: Ban Quản lý Dự án sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các cơ sở đào tạo nghề, chẳng hạn như Trung tâm đào tạo nghề của Thành phố Lào Cai, cũng như các cơ sở cung cấp chương trình đào tạo nghề khác như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, hay Hội Thanh niên. Một danh sách kèm địa chỉ các cơ sở đào tạo nghề sẽ được cung cấp. Đối với các hộ có nhu cầu tham dự các lớp đào tạo nghề do Dự án mở tại địa phương, Ban Quản lý dự án sẽ làm việc với cơ sở đào tạo để thiết kế nội dung phù hợp nhất với các điều kiện, năng lực và nhu cầu thực tế của người DTTS ở Vạn Hòa. - Vấn đề 5: Về tốc độ triển khai dự án và các tệ nạn xã hội phát sinh: Có ý kiến nêu rằng một khi dự án đã được phê duyệt, cần đảm bảo triển khai đúng lịch trình. Nếu không, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng đáng kể, do bị hạn chế về đi lại, lao động sản xuất, kinh doanh, chịu đựng ảnh hưởng về khói, bụi, và tiếng ồn, cũng như các tệ nạn xã hội phát sinh như cờ bạc, trộm cắp, đánh lộn. Tư vấn giải đáp: Ban QLDA sẽ làm việc chặt chẽ với nhà thầu và Ban giám sát cộng đồng để thúc đẩy dự án triển khai đúng kế hoạch đã đặt ra. Đại diện các cộng đồng DTTS sẽ được mời tham gia Ban Giám cộng đồng để đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên tới Ban QLDA. Đó là cơ sở để BQLDA đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời. Ngoài ra, kết quả xử lý phiếu khảo sát trong tham vấn tới các hộ DTTS BAH cho thấy một số hộ lựa chọn hình thức hỗ trợ bổ sung để có thể phục hồi thu nhập như sau: OCI - 2016 Page 41 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Bảng 5: Mong muốn hỗ trợ phục hồi thu nhập (tỉ lệ % người trả lời) Loại hình Cung cấp Tập huấn Tập huấn kĩ Học Cho vay hỗ trợ cây, con kĩ thuật thuật chăn nghề vốn giống canh tác nuôi Số người 4 4 3 8 5 lựa chọn Tỉ lệ % 22.2 22.2 16.7% 44.4 27.8 Để đáp ứng những mong muốn này, Dự án cần ưu tiên việc cung cấp cây, con giống cho tất cả các hộ DTTS trong vùng dự án. BQLDA cần làm việc với các trung tâm cung cấp cây, con giống trong và ngoài tỉnh để tìm ra các loại cây và con giống phù hợp với điều kiện địa phương. BQLDA sẽ cố gắng đảm bảo các lớp tập huấn về kĩ thuật canh tác, kĩ thuật chăn nuôi, học nghề được giảng với ngôn ngữ dễ hiểu, có thể điều chỉnh về nội dung và phương pháp đồng thời dễ thực hành, và bám sát nhu cầu cũng như các điều kiện về học vấn và văn hóa của người DTTS. Đối với các hộ gia đình DTTS trong vùng dự án có nhu cầu vay vốn ưu đãi để phục hồi và cải thiện thu nhập, Ban Quản lý Dự án, thông qua UBND tỉnh Lào Cai, sẽ gửi các công văn kèm danh sách cụ thể các hộ, tới và đề nghị Ngân hàng Chính sách của Lào Cai cho họ vay vốn với cơ chế giống như các đối tượng được hưởng chính sách của nhà nước. Ngoài ra, các nguyên tắc sau cần được các bên liên quan đến Dự án nhất quán thực hiện để đảm bảo việc thực hiện dự án không đẩy lùi những hộ DTTS ra khỏi vùng đô thị: Thứ nhất, chính quyền địa phương cần ưu tiên hàng đầu cho những hộ này mọi lĩnh vực như đầu tư giáo dục, hỗ trợ học nghề và việc làm cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng hộ gia đình. Thứ hai, hiện nay, văn hóa truyền thống của các hộ DTTS chỉ còn được lưu giữ trong phạm vi gia đình. Các hoạt động văn hóa truyền thống của cộng đồng hiện không còn được duy trì. Tuy nhiên, nguồn vốn xã hội vẫn là một nguồn lực quan trọng trợ giúp tích cực cho người DTTS trong hoạt động sinh kế và sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, khi thực hiện dự án, Ban QLDA cần chú ý không làm phá vỡ mối liên hệ xã hội của họ. Đặc biệt trong việc di dời tái định cư, vị trí tái định cư của các hộ gia đình BAH cần chú ý đến mối quan hệ xã hội vốn có của họ, hạn chế tối đa ảnh hưởng dẫn đến thay đổi trong sinh hoạt nghi lễ tôn giáo nếu phải đến một nơi định cư. Trong qua trình triển khai dự án, BQL sẽ cần đảm bảo các mối quan hệ xã hội truyền thống được tôn trọng. OCI - 2016 Page 42 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Thứ ba, sự thay đổi những thói quen trong sử dụng nước sạch, xử lý nước thải và rác thải ở nơi ở mới sẽ là những thách thức ban đầu của người DTTS khi chuyển vào khu TĐC. Ban QLDA cần đảm bảo các hoạt động thông tin trong quá trình triển khai dự án có nội về những hướng dẫn cụ thể về các hình thức sử dụng nước sạch, tránh lãng phí nước sạch, và xử lý rác thải theo tiêu chuẩn đô thị. Thứ tư, trong quá trình triển khai dự án, cần cung cấp cho các cộng đồng DTTS trong vùng ảnh hưởng những kiến thức căn bản về pháp luật hay các quy định có tính pháp lý. Mặc dù người DTTS đã được phổ biến thông tin đầy đủ, họ vẫn yêu cầu được nhận biết những thông tin trong quá trình thực hiện Dự án. Ban Quan lý Dự án cần đảm bảo việc thông tin này diễn ra thường xuyên và liên tục và Ban Giám sát độc lập cần theo dõi công việc này. Theo xác nhận của những người DTTS, chương trình công bố thông tin hoàn toàn có thể bằng tiếng Việt, vì thế vấn đề công bố thông tin về dự án bằng tiếng DTTS không cần đặt ra. Thứ năm, Ban Giám sát cộng đồng của Dự án phải có thành phần là đại diện của các cộng đồng DTTS trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính minh bạch, khách quan, và tránh để người DTTS bị thiệt thòi hay phân biệt đối xử trong quá trình triển khai dự án. 5.3. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DTTS Dự án sẽ tiếp tục chỉ đạo tham vấn cộng đồng liên tục trong quá trình triển khai. Tham vấn các hộ DTTS sẽ bảm bảo sự tham gia của các DTTS và góp phần giám sát kết quả chương trình đào tạo cũng như thời gian và cách thức đào tạo. Về địa điểm tổ chức, nên chọn nhà văn hóa xã hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng thường xuyên. Cần có thông báo trong thời gian đủ dài (7-10 ngày) để các hộ có thể thu xếp công việc và tham dự đầy đủ. Ngôn ngữ phổ thông sẽ được sử dụng trong các buổi tham vấn. Thông tin dự án sẽ được phổ biến cho cộng đồng bằng các hình thức khác nhau như phát tờ rơi, và tổ chức họp (hội thảo). Tại các buổi tham vấn, chuyên viên tư vấn cần phải là người không chỉ am hiểu về nội dung đào tạo mà còn am hiểu về các đặc điểm kinh tế, văn hóa-xã hội của người DTTS, do đó tìm ra được những cách truyền đạt thông tin và phản hồi thông tin hiệu quả nhất đến người tham dự. Dựa trên đặc điểm về trình độ học vấn, nên ưu tiên truyền thông bằng hình ảnh, lời nói thay vì chữ viết. Việc lặp lại các thông điệp chính dưới các hình thức khác nhau cũng cần thiết để giúp người dân hiểu và nắm rõ các nội dung cần truyền thông. OCI - 2016 Page 43 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG VI. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐỀ XUẤT CHO NGƯỜI DTTS 6.1. NGUYÊN TẮC CHUNG Dựa vào các đặc tính chủ yếu của các hộ gia đình và cộng đồng DTTS trong vùng dự án, xác định rủi ro và những trở ngại có thể gặp phải của họ khi Dự án tiến hành, các biện pháp để đảm bảo rằng các DTTS nhận được lợi ích xã hội, kinh tế và văn hóa phù hợp sẽ được đưa ra. Những rủi ro còn lại có thể xảy ra cho đồng bào DTTS được xác định ở trên được thông qua các biện pháp sau đây. Nếu giám sát bên ngoài xác định rằng, các biện pháp chung được liệt kê dưới đây không đủ để giải quyết những rủi ro, các biện pháp bổ sung cụ thể sẽ được thiết lập và một ngân sách liên quan sẽ được phân bố. Các biện pháp cụ thể sẽ được thực hiện thông qua các hoạt động sau: 6.2. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Dựa trên những kết quả tham vấn cộng đồng, những hoạt động đào tạo sau đã được thống nhất: - Hoạt động khuyến nông thực hiện cho tất cả các hộ DTTS trong 4 thôn: đối với nhóm DTTS cần lựa chọn và phổ biến những hoạt động khuyến nông phù hợp với cộng đồng và các hộ gia đình, có thể bao gồm trồng trọt liên quan đến quản lý sản xuất đã được tập huấn và định hướng thị trường. Cần xem xét việc cung cấp cây, con giống phù hợp với tiến độ dự án, và phù hợp với tiến trình phục hồi sinh kế cho những người bị thu hồi đất; - Những hoạt động dạy nghề, phát triển các kỹ năng mới cho nhu cầu thị trường địa phương bao gồm cả lao động có trình độ (chủ yếu là dành cho thế hệ trẻ) và lao động không có trình độ thực hiện cho các hộ bị thu hồi đất. - Đào tạo quản lý tiền mặt đặc biệt cho các cá nhân DTTS nhận đền bù. Việc đào tạo sẽ bao gồm lập kế hoạch đầu tư cho các hoạt động sản xuất để ngăn chặn các cơ hội phục hồi sinh kế mạo hiểm; - Tập huấn cho các hộ DTTS chi trả các dịch vụ công cộng mới được cung cấp, như cấp nước và cấp điện. Người DTTS BAH trong cả 4 thôn sẽ được tập huấn về giá cả và các cách để giám sát và tiết kiệm phí tổn. Việc quản lý rác thải sinh hoạt cũng sẽ được bao gồm; - Khi hạng mục cầu đường của dự án được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, có thể sẽ gia tăng nguy cơ tai nạn Dự án sẽ có những hoạt động đào tạo để gia tăng OCI - 2016 Page 44 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) nhận thức và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông của cộng đồng DTTS để giảm thiểu những rủi ro không đáng có, thực hiện cho tất cả các hộ DTTS trong 4 thôn; - Tập huấn và phổ biến thông tin cho tất cả các hộ DTTS trong 4 thôn về các tác động tiêu cực tiềm ẩn đến cộng đồng của việc gia tăng công nhân trên địa bàn như cờ bạc va rượu chè. 6.3. HOẠT ĐỘNG ĐỀN BÙ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ PHỤC HỒI THU NHẬP Mức bồi thường vật chất sẽ dựa vào mức đền bù được quy định chi tiết tại RP. Cơ sở pháp lý để thực hiện TĐC cho nhóm DTTS được quy định chi tiết tại RP. Các chương trình nhằm phục hồi sinh kế cho nhóm hộ này cần được ưu tiên đặc biệt do tính chất dễ bị tổn thương của các DTTS Do đó, những hộ DTTS mất từ 10% đất nông nghiệp trở lên cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ như những hộ BAH khác mất từ 20% đất nông nghiệp trở lên. Bên cạnh đó, các hộ DTTS sẽ được ưu tiên trong các hoạt động phục hồi thu nhập được quy định trong RP như: hỗ trợ chính sách và thông tin cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo tìm việc làm. 6.4. XÂY DỰNG NĂNG LỰC Để đảm bảo người DTTS được ưu tiên và đáp ứng nhu cầu một cách hợp lý, các lãnh đạo chịu trách nhiệm thực hiện EMDP sẽ được xây dựng năng lực. Kế hoạch đào tạo bao gồm các vấn đề về các văn kiện an toàn xã hội của Dự án và huấn luyện triển khai, việc xây dựng năng lực được triển khai theo hợp phần “Củng cố năng lực và trợ giúp kỹ thuật” của dự án gốc. OCI - 2016 Page 45 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 7.1. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TỈNH (PPMU) PPMU sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo cho toàn bộ dự án được thực hiện theo đúng yêu cầu của cả Chính Phủ và Ngân hàng Thế giới. Các nhân viên chuyên nghiệp sẽ được thuê để thực hiện các hoạt động phát triển xã hội của dự án. Một đội ngũ chuyên nghiệp bao gồm 5 – 7 thành viên có kinh nghiệm sẽ đảm nhận việc thực hiện các văn kiện an toàn xã hội, đồng thời phối hợp làm việc với các cơ quan chức năng địa phương. PMU sẽ chuẩn bị kế hoạch hàng năm cho việc thực hiện EMDP và sẽ đảm nhận việc kiểm tra nội bộ dưới sự giám sát của các lãnh đạo. 7.2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (PPC) PPC sẽ chỉ đạo các phòng ban hữu quan nhằm giúp các cấp thấp hơn trong việc triển khai EMDP. Các phòng dân tộc thiểu số cấp tỉnh của tỉnh Lào Cai sẽ kiểm tra và nhận xét việc triển khai EMDP. 7.3. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Phối hợp với ban quản lý Dự án và PPC để thực hiện EMDP; Thành lập một nhóm dân tộc thiểu số bao gồm đại diện của các cộng đồng dân tộc thiểu số chịu tác động, cũng như đại diện của Mặt trận tổ quốc cấp thành phố, Hội nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ và đại diện của người dân trong thành phố. Họ cung cấp phản hồi từ người dân, các cộng đồng của mình tới UBDN Thành phố (CPC) và các cấp hành chính cao hơn. 7.4. UBND XÃ (CPC) Đại diện lãnh đạo CPC và các tổ trưởng tổ dân tộc thiểu số trong phường là những người chủ chốt trong việc thực hiện EMDP. Giúp đỡ người dân địa phương vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án. Tổ chức các buổi họp dân để phổ biến thông tin về an toàn và thông tin dự án giúp thực hiện tốt EMDP. OCI - 2016 Page 46 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG VIII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Hiện nay, cộng đồng DTTS trong khu vực Dự án không còn duy trì những thiết chế xã hội truyền thống. Những mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành. Do vậy, cơ chế giải quyết khiếu nại cho những người DTTS sẽ được thực thiện theo cơ chế giải quyết khiếu nại áp dụng chung cho toàn bộ dự án. Mọi đơn thư khiếu nại của cộng đồng DTTS hoặc cá nhân người DTTS BAH sẽ được lập văn bản và lưu trữ tại Ủy ban nhân của xã/huyện (quận)/tỉnh nơi họ nộp đơn thư. Văn bản khiếu nại và các báo cáo sẽ được công khai. Người khiếu nại hoặc đại diện của người khiếu nại không phải trả bất cứ khoản phí nào cho mọi chi phí gắn với quá trình xử lý khiếu nại. Dự án gốc đã thành lập một ban Giải quyết khiếu nại độc lập với các cơ quan giải quyết khiếu nại được nêu dưới đây, trong đó thành phần sẽ bao gồm Lãnh đạo thành phố, nhóm cán bộ chính sách an toàn của Ban QLDA (1-2 người), các tổ chức quần chúng/tổ chức dân sự/CBO/NGO (1-2 người), hội/ liên đoàn luật sư… và đại diện người BAH để đảm bảo tính công bằng trong quá trình giải quyết khiếu nại cho người BAH. Ban Giải quyết khiếu nại thực hiện theo cơ chế kiêm nhiệm, có hưởng phụ cấp trích từ kinh phí 2% bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án. Ban QLDA sẽ báo cáo hàng tháng về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hoặc các đơn từ khiếu nại của các hộ dân (nếu có) cho Ban Giải quyết khiếu nại để tạo điều kiện cho Ban này tham gia và theo dõi quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của dự án. Ban Khiếu nại độc lập của Dự án gốc vẫn tiếp tục hoạt động cho đến hết các hạng mục bổ sung trong dự án này. Theo cơ cấu tổ chức nêu trên, người khiếu nại có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Nếu bất kỳ người nào cảm thấy không hài lòng với bất kỳ vấn đề nào của chương trình phục hồi và tái định cư, thì có thể trình bày miệng hoặc viết thư khiếu nại đến Ban Gải quyết khiếu nại. Ban Giải quyết khiếu nại sẽ có trách nhiệm giải quyết bằng văn bản trong vòng 15 ngày. Ban Giải quyết khiếu nại độc lập sẽ (bước 1) tổ chức họp tham vấn cộng đồng hoặc/và trao đổi trực tiếp với người khiếu nại; nếu công tác thực hiện ở bước 1 không hiệu quả, Ban Giải quyết khiếu nại sẽ thực hiện (bước 2) đề xuất, tham mưu UBND thành phố giải quyết các trường hợp khiếu nại của người dân liên quan đến công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. OCI - 2016 Page 47 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Bước 2. Nếu người khiếu nại vẫn chưa hài lòng với quyết định ở cấp thành phố, người đó có thể khiếu nại lên UBND tỉnh trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được quyết định của cơ quan chức năng cấp thành phố. UBND tỉnh sẽ ra quyết định đối với khiếu nại trong vòng 15 ngày. Bước 3. Nếu người khiếu nại vẫn không hài lòng với quyết định của bước 2, hoặc tại bất cứ bước khiếu nại nào, thì có thể trình toà án thành phố xem xét trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận quyết định của Ban Giải quyết khiếu nại cấp thành phố. Những người bị ảnh hưởng có khiếu nại sẽ được miễn phí hành chính hay lệ phí cho việc khiếu nại. Một cán bộ chuyên trách của PMU sẽ trực tiếp làm việc với những người BAH ở bước đầu tiên một cách không chính thức để nhận và tiếp thu các ý kiến. Người này sẽ giúp các đối tượng mù chữ/ dễ bị tổn thương trong việc trình bày những khiếu nại của họ. Ngoài ra, một tài khoản ký quỹ để chi trả cho công tác tái định cư sẽ được sử dụng nếu quá trình giải quyết khiếu nại kéo dài để tránh sự chậm trễ của dự án, đồng thời vẫn đảm bảo được công tác bồi thường sau khi khiếu nại được giải quyết. Mọi đơn thư khiếu nại, thắc mắc, đề xuất sẽ được ghi nhận và lưu trữ, sau đó sẽ được chuyển đến Ban QLDA và các cơ quan có thẩm quyển để theo dõi hàng tháng. Chi phí thành lập và duy trì Ban Giải quyết khiếu nại độc lập sẽ bao gồm trong chi phí dự án. Cơ chế giải quyết khiếu nại này cũng sẽ được áp dụng để giải quyết những vấn đề khác, ngoài vấn đề an toàn xã hội trong toàn bộ dự án như ảnh hưởng về bụi, ảnh hưởng tạm thời về đất đai, hoạt động sản xuất kinh doanh... Ngoài ra, để đảm bảo cho mọi người dân thực hiện tốt quyền khiếu nại của mình trong dự án. Ban QLDA cần có những trợ giúp đặc biệt cho những người bị ảnh hưởng mà gặp phải những hạn chế trong khả năng thực hiện quyền lợi này của mình. Những người này có thể không biết viết hoặc có những khuyết tật trên cơ thể làm hạn chế khả năng trình bày nội dung khiếu nại, khiếu kiện của bản thân. Do vậy, người bị ảnh hưởng có thể trình bày khiếu nại, khiếu kiện của mình bằng miệng và cán bộ của Ban Giải quyết khiếu nại độc lập có trách nhiệm trình bày lại nội dung khiếu nại, khiếu kiện của người bị ảnh hưởng bằng văn bản. Ngoài ra, để đảm bảo cho người DTTS thực hiện tốt quyền khiếu nại của mình trong dự án, ban QLDA cần có những trợ giúp đặc biệt cho những người bị ảnh hưởng mà gặp phải những hạn chế trong khả năng thực hiện quyền lợi này của mình. Điều này sẽ đảm bảo người DTTS bị ảnh hưởng có thể trình bày khiếu kiện bằng miệng và đưa vào báo cáo. OCI - 2016 Page 48 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG IX. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ Mục tiêu của quá trình giám sát là (i) đảm bảo rằng các tác động xác định trong EMDP và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực được thực hiện hiệu quả; (ii) đảm bảo quá trình tham vấn cộng đồng và sự tham gia của người dân được thực hiện; (iii) đảm bảo các vấn đề khiếu nại sẽ được giải quyết; (iv) Đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra trong kế hoạch phát triển DTTS. Báo cáo kết quả giám sát sẽ được trình lên NHTG 6 tháng một lần. Một tổ chức do PMU thuê nhằm giám sát độc lập đối với quá trình thực hiện kế hoạch tái định cư. Tổ chức này sẽ cũng sẽ giám sát việc thực hiện Kế hoạch DTTS. Tổ chức độc lập này có thể là một viện nghiên cứu hoặc tổ chức phi chính phủ hoặc một công ty tư vấn độc lập với điều kiện tất cả đội ngũ nhân sự đều phải có năng lực và kinh nghiệm và phải được NHTG chấp nhận. Các chỉ số đánh giá gồm: - Số lượng các hoạt động phổ biến thông tin được chuyển tải đầy đủ đến người dân tộc thiểu số bằng ngôn ngữ mà họ sử dụng thành thạo theo yêu cầu của người DTTS. - Số lượng các tham vấn với người DTTS về các vấn đề có liên quan đến Dự án. - Số lượng các biện pháp giảm thiểu đã thoả thuận với DTTS được thực hiện bao gồm: các khoá, hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và đánh giá của các thành phần tham gia về các đợt đào tạo đó. - Khảo sát thu thập thông tin trên lớp về sự hài lòng với chất lượng đào tạo của người học vào giữa kỳ và lúc hoàn thành dự án. - Số lượng các vụ giải quyết đền bù và thoả thuận hiệu quả giữa các thành phần liên quan, được phản ánh trong báo cáo giám sát độc lập trình lên NHTG và PMU 6 tháng 1 lần. - Số lượng khiếu nại và giải quyết khiếu nại. OCI - 2016 Page 49 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG X. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN EMDP được thực hiện như một chương trình độc lập. Bảng 7 cung cấp chi tiết lịch trình cho các hoạt động chính của dự án, tham vấn và phổ biến thông tin; cũng như giám sát và đánh giá. Một số hoạt động được bao gồm trong việc thực hiện RP (gọi là kế hoạch thực hiện RP). Bảng 7: Lịch trình thực hiện của EMDP TT Hoạt động Thời gian thực hiện 2016 2017 2018 2019 Q1 Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q Q4 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 1 Tham vấn và phổ biến thông tin 2 Xây dựng năng lực 3 Hoạt động tập huấn, đào tạo 4 Giám sát và đánh giá OCI - 2016 Page 50 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CHƯƠNG XI. NGÂN SÁCH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA EMDP Chi phí cho các hoạt động trợ giúp các DTTS của EMDP và đào tạo được dự toán như sau: - Các khoản chi cho đào tạo nhân viên của dự án và viên chức chính phủ được bao gồm trong chi phí hợp phần của dự án. - Tài chính dành cho các hoạt động đào tạo cụ thể cho người DTTS được bao gồm trong ngân sách EMDP (được chi tiết trong phần ngân sách) - Chi phí cho các hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cũng như phục hồi thu nhập, là một phần của ngân sách RP, bao gồm các hoạt động phục hồi sinh kế như hướng nghiệp, đào tạo các kỹ năng khác. Bảng 8: Ước tính chi phí thực hiện chương trình EMDP STT Chương trình Số người Đơn vị Số Đơn giá Tổng cộng hưởng lợi lượng (VNĐ) (VNĐ) 1 Đào tạo cho các Tòa bộ 330 Khóa học 3 5.000.000 15.000.000 đại diện của người DTTS 1ngày cộng đồng và của 4 thôn các hộ dân địa phương 2 Đào tạo phát 330 Khóa học 6 10.000.000 60.000.000 triển nông 1 ngày nghiệp 3 Hướng dẫn cách Đại diện của Hội thảo 2 5.000.000 10.000.000 thức và kế 18 hộ DTTS hoạch quản lý, bị thu hồi sử dụng tiền bồi đất thường 4 Hướng dẫn về 330 Hội thảo 3 5.000.000 15.000.000 bảng giá và phí cho các dịch vụ công cộng (điện, nước) 5 Tập huấn về an 330 Khóa học 3 5.000.000 15.000.000 toàn giao thông 1 ngày OCI - 2016 Page 51 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) 6 Hoạt động phổ 330 Khoá học 3 10.000.000 30.000.000 biến thông tin 1 ngày 7 Tài liệu, văn 330 10.000.000 10.000.000 phòng phẩm… Tổng 155.000.000 Dự phòng 10% 15.500.000 Tổng cộng 170.500.000 Bảng 9: Dự toán kinh phí tư vấn giám sát độc lập hỗ trợ thực hiện chương trình EMDP Khối Đơn giá Tổng TT Nội dung Đơn vị lượng (VND) (VND) Lương Trưởng nhóm Tháng/ 1 6 30,000,000 180.000.000 DTTS người Tháng/ 2 Lương Chuyên gia DTTS 6 20.000,000 120.000.000 người Văn phòng phẩm Đợt giám 3 8 10.000.000 80.000.000 sát Văn phòng, thông tin liên Đợt giám 4 12 10.000.000 120.000.000 lạc sát Total 500.000.000 OCI - 2016 Page 52 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) CÁC PHỤ LỤC: Phụ lục 1: Bản đồ các tuyến đường OCI - 2016 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Phụ lục 2: Ảnh tham vấn cộng đồng OCI - 2016 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Phụ lục 3: Danh sách các hộ BAH Residential land Cultivated land (m2) No. Name of PAPs (m2) Address Ethnicity Relocation Total Affected Total Affected 1. Lý Thị Hồng Cánh Chín Dao 80 X - X 2. Lý A Hải Cánh Chín Dao 100 2686 X 3. Lý Thanh An Cánh Chín Dao 0 1472 X 4. Lý Văn Ngán Cánh Chín Dao 200 720 X 5. Nông Văn Nùng Cánh Chín Tay 400 1050 X 6. Nông Ánh Ngọc Cánh Đông Giay 200 X - X 7. Nông Văn Díu Cánh Đông Giay 200 X 1386 X X 8. Ngô Thị Bích Cánh Đông Tay 200 X 9648 X X 9. Vũ Thị Thư Cánh Đông Muong 100 X 5720 X 10. Nông Văn Cun Cánh Đông Giay 200 288 X 11. Bạch Ngọc Sáng Giang Đông 2 Giay 140 X 100 X 12. Hồ Mạnh Trường Giang Đông 2 Giay 150 X - X X 13. Hồ Thị Nhung Giang Đông 2 Tay 200 1924 X OCI - 2016 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) 14. Hồ Văn Dùng Giang Đông 2 Giay 200 X 3776 X X 15. Bàn Thị Hằng Giang Đông 2 Dao 200 X - X X Phàn A La/Phàn Giang Đông 2 Dao X 16. 200 1260 A Sinh 17. Nông Văn Rủ Giang Đông 2 Giay 200 1008 X 18. Vi Văn Phong Giang Đông 2 Dao 200 864 X OCI - 2016 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Phụ lục 4: Các văn bản tham vấn cộng đồng OCI - 2016 PL 1 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 2 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 3 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 4 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 5 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 6 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 7 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 8 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Phụ lục 5: Văn bản tham vấn cộng đồng bổ sung OCI - 2016 PL 9 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 10 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 11 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 12 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 13 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 14 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 15 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 16 Dự án phát triển các đô thị loại vừa– Tiểu dự án thành phố Lào Cai: Các hạng mục bổ sung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) OCI - 2016 PL 17